Ứng dụng dạy học trực tuyến miễn phí: bMeet - Có gì hấp dẫn?

Ứng dụng dạy học trực tuyến miễn phí: bMeet - Có gì hấp dẫn?

BusMap là một startup phát triển và triển khai các giải pháp giao thông công cộng thông minh, được sáng lập bởi Lê Yên Thanh (sinh năm 1994) cựu sinh viên Khoa CNTT Trường ĐH Khoa họcTự nhiên TPHCM.

Xuất phát từ nhu cầu

BMeet ban đầu được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu làm việc tại nhà và họp trực tuyến của các nhân viên trong công ty. Nhưng sau đó, ban giám đốc nhận thấy được nhu cầu làm việc trực tuyến của người dân tăng cao trong đại dịch Covid-19, nhất là các thầy cô trong ngành giáo dục. Các phần mềm học online của nước ngoài tính bảo mật không cao và mất phí, vì thế, để hỗ trợ mọi người trong thời điểm này, ban giám đốc quyết định công bố giải pháp họp trực tuyến bMeet, đồng thời phát triển thêm giải pháp giảng dạy trực tuyến bMeet Study và chia sẻ để cộng đồng sử dụng.

Sự khác biệt

Ứng dụng dạy học trực tuyến miễn phí: bMeet - Có gì hấp dẫn? ảnh 1
CEO BusMap Lê Yên Thanh. Ảnh: NVCC

BMeet và bMeet Study được phát triển dựa trên nền tảng các công nghệ mã nguồn mở, đáp ứng được đầy đủ các tính năng mà các phần mềm dạy học online của nước ngoài đang có như: Giảng dạy trực tuyến với bảng điện tử, ghi hình bài giảng, điểm danh HS, tương tác với HS như đưa ra câu hỏi trong buổi giảng, yêu cầu phát biểu, tạo phòng thảo luận nhóm...

Ngoài ra, bMeet còn hỗ trợ các tính năng nâng cao hơn, ví dụ như cấp quyền quản lý lớp cho lớp trưởng, phòng chờ để duyệt số HS tham gia lớp học, tránh tình trạng đường dẫn tham gia lớp học bị chia sẻ cho người lạ...

Điểm khác biệt lớn nhất của bMeet đó là có thể được triển khai tích hợp vào các hệ thống quản lý học tập trên máy chủ của cơ quan, trường học một cách dễ dàng. Toàn bộ dữ liệu về người dùng và nội dung giảng dạy đều được lưu trữ trên hệ thống nội bộ để bảo đảm tính bảo mật và an toàn dữ liệu thay vì lưu trên hệ thống máy chủ của các phần mềm họp nước ngoài. Ngoài ra hệ thống học trực tuyến bMeet còn hỗ trợ các tính năng thông minh nâng cao, như tự động kiểm tra HS có đang chú ý nghe giảng không, có tương tác với lớp học không.

Đề cao tính bảo mật

BMeet sử dụng các giao thức truyền dữ liệu bảo mật tốt nhất hiện nay như SSL/TLS, DTLS, SRTP... bảo đảm lớp học sẽ không thể bị nghe lén hay tấn công từ bên ngoài. Ngoài ra điểm quan trọng nhất là hệ thống bMeet sẽ được triển khai trong hệ thống máy chủ nội bộ của từng cơ quan, đơn vị trường học, giúp cho toàn bộ dữ liệu sẽ được bảo mật nghiêm ngặt. Do dữ liệu của việc học tập, của HS, GV giờ đây đều nằm trong một hệ thống mạng nội bộ nên sẽ giảm nguy cơ bị lộ dữ liệu ra bên ngoài.

Một điểm mạnh nữa của bMeet là được phát triển dựa trên các thư viện mã nguồn mở, toàn bộ mã nguồn đều được công bố và mọi người có thể truy cập để xem và đánh giá mức độ bảo mật của hệ thống

Bảo đảm lớp học hoạt động hiệu quả

BMeet đang có lượng truy cập người dùng lớn, do đó hệ thống giảng dạy trực tuyến đang để giới hạn tạm thời về số lượng HS tối đa trên 1 lớp học là 50 em, khi triển khai hệ thống bMeet cho từng trường học thì sẽ không gặp phải giới hạn này. Thực tế thử nghiệm cho thấy, hệ thống có thể đáp ứng tốt việc triển khai lớp học cho các lớp có trên 100 học viên. Ngoài ra trong thời gian này BusMap cũng sẽ lên kế hoạch xin kinh phí tài trợ để có thể mở rộng máy chủ nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của GV hoặc người dùng đơn lẻ đang ngày một tăng trên hệ thống.

Hiện hệ thống họp trực tuyến bMeet (bmeet.live) và hệ thống giảng dạy trực tuyến bMeet Study (study.bmeet.live) đã có hơn 7.000 người dùng và nhận được sự đánh giá tích cực cũng như góp ý từ người dùng mà đa phần là các thầy cô giáo. Trong thời điểm hiện tại BusMap cũng đang tích cực hỗ trợ triển khai bMeet Study cho một số cơ quan đơn vị giáo dục trong nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...