Ứng dụng công nghệ trong phòng chống bắt cóc trẻ em

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Làm thế nào để bảo vệ an toàn cho con em mình là vấn đề đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

>>> Những kỹ năng phòng vệ cần trang bị cho trẻ trước nạn bắt cóc

>>> Phòng chống bắt cóc trẻ em từ tình huống giả định ở trường học

>>> Cẩn trọng mọi mối nguy xung quanh trẻ trước vấn nạn bắt cóc

>>> Hành động vô tình của bố mẹ khiến trẻ có nguy cơ bị bắt cóc

Tình trạng bắt cóc trẻ em diễn biến phức tạp, đáng báo động. Không chỉ đứng trước nguy cơ bị xâm hại, trẻ còn có thể bị đe dọa bởi nạn bắt cóc, buôn bán nội tạng... Làm thế nào để bảo vệ an toàn cho con em mình là vấn đề đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

AI nhận diện khuôn mặt

Theo ông Vi Công Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty School up, bên cạnh việc dạy cho trẻ em về bộ quy tắc bảo vệ cơ thể, đề phòng bắt cóc, một trong những giải pháp được lựa chọn nhiều nhất trong thời điểm này chính là dựa vào sức mạnh của công nghệ.

Nhiều sản phẩm thông minh đã được đưa ra thị trường để đảm bảo hơn sự an toàn cho trẻ. Không chỉ các sản phẩm thông minh như đồng hồ hay móc khóa, nhiều nước trên thế giới còn áp dụng các phần mềm, chương trình công nghệ cao để ngăn chặn vấn nạn xâm hại trẻ em này.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, bảo đảm an toàn trường học đã được nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn với nhiều sản phẩm khác nhau.

Ông Vi Công Nam cho biết, công ty đã sản xuất phần mềm quản trị trường học và triển khai rộng khắp ở nhiều trường mầm non miền Bắc và miền Nam. Cơ chế hoạt động của sản phẩm này là điểm danh khi trẻ đến trường, theo dõi hoạt động, sự phát triển của trẻ như học hành, ăn uống, chỉ số phát triển cơ thể, thậm chí là vấn đề vệ sinh... Phần mềm được dùng qua app trên điện thoại nên sử dụng rất dễ dàng bởi tính năng nhận diện bằng khuôn mặt.

Ông Nam chia sẻ: “Bình thường phụ huynh đến giao trẻ cho cô, khi đến đón, cô điểm danh trả trẻ bằng việc tích vào sổ. Nhưng có nhiều trường hợp người khác đến đón và mạo danh.

Thậm chí, thực tế có nhiều cha mẹ đưa con đi học còn nhầm trường. Do đó, công nghệ điểm danh bằng khuôn mặt học sinh hoặc khuôn mặt người đến đón sẽ được nhận diện đúng trên phần mềm và truyền tải thông tin đến lớp học cho giáo viên”.

Chuyên gia này cho biết thêm, khi đến đón trẻ, việc nhận diện khuôn mặt phụ huynh cũng sẽ truyền đến lớp, nếu là người khác đến đón sẽ truyền tải hình ảnh đến app trên điện thoại của cha mẹ học sinh để kiểm soát và nhận diện đối tượng.

“Hiện các trường ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận rất ưa chuộng, phụ huynh cũng rất thích vì quản lý rất tốt và an toàn đối với trẻ cũng như gia đình, nhà trường”, ông Nam thông tin và cho biết thêm, với công nghệ này, bố mẹ cũng kiểm soát được hành trình của con nếu trẻ được đưa đón bằng xe của trường.

Trong tương lai, công nghệ này cũng sẽ hoàn thiện hơn nữa để có thể nắm bắt được cảm xúc vui buồn của các con khi ở trường. Khi dữ liệu đồng bộ hơn có thể quản lý được thông tin về sở thích, sở trường của con.

Phần mềm có tính năng bảo mật cao, chỉ cần có mạng là có thể sử dụng được và xuyên suốt sự phát triển của trẻ. Hệ thống này được thiết kế rất thân thiện với người dùng. Thậm chí, người cao tuổi cũng dễ dàng dùng để quản lý đưa đón trẻ.

Ứng dụng School up có tính năng điểm danh học sinh.

Ứng dụng School up có tính năng điểm danh học sinh.

Sản phẩm phù hợp với người Việt Nam

Không chỉ bảo vệ trẻ em, giáo viên, cha mẹ học sinh cũng bỏ dần việc quản lý trên giấy, có thể lưu trữ từ thông tin lúc trẻ học mầm non 2 tuổi đến khi lớn lên.

Trước khi xây dựng phần mềm quản lý trường học, ông Nam cho biết đã tham khảo các phầm mềm trên thế giới và cải tiến cho phù hợp với Việt nam.

“Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các phần mềm để bảo vệ trẻ em, tuy nhiên không thể bê nguyên cơ chế vận hành về Việt Nam mà cần có sự đầu tư điều chỉnh phù hợp”, ông Nam cho hay.

Với sự tiến bộ ngày một nhanh của công nghệ, các thiết bị giúp phụ huynh theo dõi trẻ em và phòng chống bắt cóc đang ngày càng nhiều và dễ dàng sở hữu, sử dụng. Dưới đây là tổng hợp một số thiết bị công nghệ góp phần trong việc phòng, chống bắt cóc trẻ em:

Thiết bị theo dõi GPS: Các thiết bị này đã có mặt trên thị trường từ lâu, nhưng công nghệ ngày một phát triển đang khiến chúng ngày càng dễ sở hữu. Công nghệ GPS có thể theo dõi bất kỳ đối tượng nào được cài máy phát GPS, từ ôtô, xe đạp, xe máy, trẻ em và thậm chí là chó, mèo.

Hệ thống báo động tại nhà: Hầu hết mọi người khi nghĩ về các hệ thống báo động đều liên tưởng tới vấn đề trộm cướp hay hoả hoạn. Nhưng chúng cũng có công dụng nhất định trong việc phòng chống bắt cóc, nhất là với các gia đình thường xuyên phải để con ở nhà một mình.

Hệ thống báo động bắt cóc: Hệ thống báo động bắt cóc là một cái tên đáng sợ, nhưng nó sẽ giúp các bậc phụ huynh hạn chế rủi ro đi lạc và trẻ nhỏ bị bắt cóc, nhất là với những trẻ có tính thích đi lang thang. Khi trẻ đeo máy phát và phụ huynh giữ máy thu, họ có thể cài đặt chuông cảnh báo mỗi khi trẻ đi ra khỏi tầm kiểm soát của mình.

Thiết bị chống bắt cóc tích hợp trí tuệ nhân tạo: Trong những năm gần đây, các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã tiến bộ đến mức có thể dễ dàng phát hiện và nhận dạng khuôn mặt, chứng tỏ mình là một giải pháp hiệu quả cao để xử lý các vấn đề như trộm cắp và bắt cóc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.