Ứng dụng công nghệ mới đảm bảo cung ứng điện an toàn

GD&TĐ - Nhờ áp dụng công nghệ hotline – vệ sinh chuỗi sứ trên đường dây bằng nước áp lực cao giúp PC Điện Biên vận hành hệ thống điện liên tục, an toàn.

Công nhân Công ty Điện lực Điện Biên thực hiện rửa sứ hotline trên lưới điện.
Công nhân Công ty Điện lực Điện Biên thực hiện rửa sứ hotline trên lưới điện.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực (PC) Điện Biên, việc bảo dưỡng, vệ sinh lưới điện đóng vai trò quan trọng đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả. Đặc biệt là đối với địa bàn miền núi, thời tiết thường xuyên khắc nghiệt, bất thường.

Do ảnh hưởng của môi trường, sau một thời gian vận hành, các loại cách điện và phụ kiện trên đường dây, trạm biến áp của hệ thống điện bị bám nhiều bụi bẩn. Nếu bề mặt bẩn tích tụ nhiều kết hợp với độ ẩm cao, sương muối hay mưa sẽ gây ra hiện tượng phóng điện theo bề mặt chuỗi cách điện, gây tổn thất điện năng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vận hành. Tình trạng trên kéo dài nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sự cố làm gián đoạn cung cấp điện.

Do đó để đảm bảo an toàn cho hệ thống, định kỳ sau một thời gian vận hành phải tiến hành làm sạch lưới điện. Tuy nhiên, trước đây nhiệm vụ này đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Muốn vậy ngành điện phải tính toán phương án cắt điện ở các khu vực sao cho hợp lý. Việc này gây tổn thất điện năng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của khách hàng.

“Từ năm 2019 đến nay, PC Điện Biên đã áp dụng công nghệ rửa sứ hotline để thực hiện vệ sinh 456 phiên rửa, tại 791 vị trí cột, 251 trạm biến áp. Không chỉ giúp xử lý nhanh chóng tình trạng nhiễm bụi bẩn bám ở các chuỗi sứ và thiết bị trên đường dây mà trọng hơn, trong suốt thời gian này ngành không phải cắt điện. Qua đó góp phần giảm tổn thất điện năng và đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn trên toàn địa bàn”, ông Hùng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.