Ứng dụng CNTT vào dạy học ở vùng khó: Khó vẫn “bó” khôn

GD&TĐ - Để đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình GDPT 2018 thành công, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy là một trong những điều kiện cần thiết.

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố, Bắc Hà – Lào Cai. Ảnh: Đức Trí
Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố, Bắc Hà – Lào Cai. Ảnh: Đức Trí

Tuy nhiên, với nhiều trường vùng khó, nguồn lực và nhân lực không bảo đảm nên chưa thể phát huy, hỗ trợ cho dạy học. 

Thiếu nguồn lực

Cô Trần Thị Hợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B, xã Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh - Ninh Bình) chia sẻ: Bước vào triển khai Chương trình (CT), SGK mới nhà trường đã chuẩn bị phòng học, ngoài ra có đầy đủ phòng chức năng Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Khoa học công nghệ. Tuy nhiên để ứng dụng CNTT vào các tiết học để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường còn thiếu một số lượng lớn về máy tính, máy chiếu, màn hình…

“Toàn trường có 18 lớp học nhưng có 9 bộ máy tính máy chiếu. Trong đó, 4 bộ máy tính máy chiếu được lắp cố định tại 4 phòng học chức năng nên chỉ còn 5 bộ để GV của 5 khối luân phiên triển khai dạy học hàng ngày. Như vậy, nhiều tiết học dù cần ứng dụng CNTT nhưng GV không có để triển khai. Việc xã hội hóa trang thiết bị CNTT không dễ dàng…” – cô Trần Thị Hợi bày tỏ lo lắng. 

Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung lý 1, xã Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cũng cho biết: Trường có 9 điểm lẻ nhưng nhiều điểm trường chưa có điện, không có mạng Internet, máy tính, máy chiếu, màn hình tivi… để GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Năm học 2020 -  2021 thực hiện CT, SGK lớp 1 mới, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy rất cần thiết, tăng cường phần hình ảnh sẽ giúp HS nhanh hiểu bài, chất lượng dạy học nâng lên song GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, không có sự hỗ trợ ứng dụng CNTT. 

Thầy Dương Văn Đông – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (huyện Yên Minh – Hà Giang) thông tin: Trường có hơn 1.000 HS, 1 điểm trường chính và 19 điểm lẻ. Kiên cố hóa trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học… đã là nỗ lực của trường. Hiện, các điểm trường lẻ GV vẫn chưa có máy tính, máy chiếu để ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Sẵn sàng nhân lực

Khẳng định ứng CNTT vào dạy học là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục vùng khó trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo thầy Lê Quang Tùng, do thiếu trang thiết bị máy móc nên GV ít ứng dụng CNTT vào dạy học. Khi triển khai bắt buộc chắc chắn sẽ gặp khó khăn và cần có thời gian để bồi dưỡng, làm quen. 
Tuy nhiên, thầy Tùng cũng cho rằng, yếu tố “nhân lực” trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại các trường vùng khó hoàn toàn có thể khắc phục, quan trọng nhất vẫn là làm sao có thể trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc... 

Thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long, huyện Yên Minh (Hà Giang) bày tỏ: Chất lượng nguồn nhân lực không đáng lo bởi thầy cô hầu hết trẻ tuổi, có nền tảng tốt về CNTT từ phổ thông và đại học. Nhiều GV tự trang bị cho mình các thiết bị CNTT như máy tính, có thể soạn bài trên máy tính, giảng dạy qua mạng... Khi triển khai thường xuyên sẽ nhanh chóng bắt nhịp với đòi hỏi ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.