Tuyên truyền pháp luật qua 'phiên tòa giả định'

GD&TĐ - Sáng 4/11, Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, trong đó có hình thức phiên tòa giả định.

Phiên tòa giả định được tổ chức nhằm tuyên truyền pháp luật tới học sinh một cách trực quan nhất.
Phiên tòa giả định được tổ chức nhằm tuyên truyền pháp luật tới học sinh một cách trực quan nhất.

Cô Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, với sự hỗ trợ của các thẩm phán và kiểm sát viên, nhà trường đã chọn một tình huống vi phạm pháp luật gần với những vụ án có thật trên thực tế để xây dựng một phiên toà giả định liên quan tới bạo lực học đường.

Tình huống vụ án rất phổ biến trong học sinh khiến cho các em có cảm giác như đã từng gặp, từng chứng kiến, thậm chí trải qua ở mức độ nhẹ hơn. Để rồi từ đó đưa các em đến với phiên toà đầy kịch tính với những lời cảnh tỉnh cực kì sâu sắc, mang tính giáo dục cao.

chuogn-2.jpg
Hoạt động thu hút sự tham gia thầy cô, học sinh nhà trường.

Nguyên nhân vụ án bắt đầu chỉ là mâu thuẫn nhỏ, nhưng vì sự sĩ diện, muốn thể hiện mà những học sinh vị thành niên đã trở thành tội phạm lúc nào không hay.

Với sự nhập vai rất thành công, các em học sinh cùng thầy cô của mình đã tái hiện một phiên toà với đầy đủ Hội đồng xét xử ( bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân), đại diện Viện kiểm sát, nhân viên hỗ trợ pháp lý, thư kí phiên toà, bị cáo và người đại diện của cáo. Các trình tự của phiên toà diễn ra y như thật khiến học sinh có cảm giác như đang được tham gia vào phiên xử án.

duong-6.jpg
Học sinh hưởng ứng với tinh thần tích cực, hăng hái.
chuong-7.jpg
Học sinh tham gia trả lời câu hỏi liên quan đến pháp luật tại chương trình.

Các em tập trung, chăm chú theo dõi mọi diễn biến của phiên toà, cảm xúc được cuốn theo các tình tiết diễn ra sống động trên sân khấu. Khi toà tuyên án, học sinh đều lặng đi vì hiểu rằng chỉ cần một hành vi manh động sẽ phải trả giá rất đắt.

Ngay sau phiên toà giả định, các em được tham gia một trò chơi mang tên “ Ai hiểu luật pháp hơn?” . Trò chơi này giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về phiên toà vừa diễn ra, cũng là giây phút lắng lại để thầy cô khắc sâu kiến thức pháp luật cho các em xoay quanh chủ đề phòng chống bạo lực học đường - một chủ đề rất nóng hiện nay trong các trường phổ thông.

chuong-3.jpg
Lan tỏa những tấm gương tốt hàng tháng cũng là cách giúp học sinh tránh xa các thói hư tật xấu.

"Có thể nói, hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam hôm nay tại trường với phiên toàn giả định có ý nghĩa tuyên truyền hiệu quả để tinh thần thượng tôn pháp luật được đề cao, lan toả mạnh mẽ trong nhà trường và toàn xã hội. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp từ các cấp để công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ngày càng thêm hiệu quả", cô Vân Hồng bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.