Tuyển sinh Đại học Thái Nguyên giữ ổn định phương thức

GD&TĐ - Ngay sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm thi, thông tin tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh.

Tuyển sinh Đại học Thái Nguyên giữ ổn định phương thức.
Tuyển sinh Đại học Thái Nguyên giữ ổn định phương thức.

Công tác tuyển sinh có nhiều thuận lợi

Năm nay, các trường đại học, cao đẳng tiếp tục có những phương thức tuyển sinh khác nhau. Đại học Thái Nguyên hiện có 7 trường đại học thành viên, đó là: Trường Đại học Sư phạm, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, Trường ĐH Khoa học và Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông; 1 trường ngoại ngữ và 1 khoa quốc tế, 1 trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và 2 phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai và Hà Giang; cùng với các viện nghiên cứu và đơn vị phục vụ đào tạo với tổng số gần 5000 cán bộ viên chức và người lao động.

Năm 2022, Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 147 ngành đào tạo trình độ đại học với tổng số 15.045 chỉ tiêu theo 6 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022; Xét tuyển theo điểm học tập và rèn luyện cấp THPT; Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và cuối cùng là xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo kết quả học bạ kết hợp thi tuyển năng khiếu: ngành kiến trúc, ngành giáo dục mầm non. Đã có trên 11.000 sinh viên đến nhập học tại các trường đại học, cao đẳng, phân hiệu thuộc Đại học Thái Nguyên. Nhiều đơn vị có tỷ lệ sinh viên nhập học đạt trên 90% như Trường Ngoại Ngữ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Y – Dược, Trường Đại học Sư phạm…

Có thể nói, năm 2022 công tác tuyển sinh của Đại học Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều thuận lợi, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Đại học Thái Nguyên rất đầy đủ, kịp thời và cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đào tạo triển khai tuyển sinh. Đồng thời, Đại học Thái Nguyên cũng đã hỗ trợ kịp thời các đơn vị đào tạo khi gặp khó khăn về phần mềm đăng ký xét tuyển, tư vấn kịp thời những vấn đề chưa rõ về nghiệp vụ trong công tác tuyển sinh. Công tác quảng bá tuyển sinh triển khai hợp lý và linh hoạt phù hợp với thực tế của từng giai đoạn tuyển sinh.

Học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trải nghiệm không gian STEM và tìm hiểu thông tin tuyển sinh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên).

Học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trải nghiệm không gian STEM và tìm hiểu thông tin tuyển sinh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên).

Ổn định phương thức

Năm 2023, tại ngày hội việc làm và tư vấn tuyển sinh, PGS.TS Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên thông tin: Mùa tuyển sinh năm nay, Đại học Thái Nguyên tiếp tục tuyển sinh 133 ngành đào tạo trình độ đại học với trên 15.000 chỉ tiêu và 21 ngành đào tạo trình độ cao đẳng với gần 1.100 chỉ tiêu.

Tuyển sinh theo 5 phương thức chủ yếu, đó là: Xét tuyển thẳng theo Quy định của Bộ GD&ĐT; Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng của các đơn vị đào tạo; Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ); Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội.

Đồng thời, Đại học Thái Nguyên xác định tầm nhìn đến năm 2045, nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á, là trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cộng đồng.

Đại học Thái Nguyên là một trong 3 Đại học Vùng của Việt Nam thực hiện theo mô hình Đại học hai cấp, được giao trọng trách là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn. Đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc. Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (số 34) ghi rõ: “Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”; “Cùng thống nhất thực hiện mục tiêu sứ mạng chung”. Để đạt mục tiêu trên, bản thân các Đại học đã và đang xác định rõ mối quan hệ giữa ĐH và các trường thành viên, phân cấp, phân quyền và trách nhiệm giải trình để phát huy nguồn lực chung.

Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có hơn 3.800 cán bộ, trong đó có 2.454 cán bộ giảng dạy. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao không ngừng lớn mạnh, gồm 7 giáo sư, 131 phó giáo sư, 873 tiến sĩ. Về chức danh nghề nghiệp, toàn Đại học có 148 giảng viên cao cấp, 515 giảng viên chính.

Đội ngũ cán bộ khoa học có mặt ở tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, y học, giáo dục, khoa học cơ bản, kinh tế, khoa học kỹ thuật công nghệ, ngoại ngữ…Gần 100% giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia và đạt chuẩn tin học Quốc tế IC3, MOS. Do đó Đại học Thái Nguyên có tiềm lực không nhỏ về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo từ bậc đại học đến trình độ tiến sĩ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.