Tuyên Quang: Trường THPT Lâm Bình chuyển thành bệnh viện dã chiến

GD&TĐ - Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 được đặt tại trường THPT Lâm Bình, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) với quy mô 200 giường bệnh.

Ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho nhân dân địa bàn thị trấn Lăng Can. Ảnh: Xuân Cường
Ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho nhân dân địa bàn thị trấn Lăng Can. Ảnh: Xuân Cường

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Quyết định số 1760/QĐ-UBND về việc sử dụng nguyên trạng Trường THPT Lâm Bình để thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại huyện Lâm Bình, với tên gọi Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại huyện Lâm Binh, quy mô 200 giường bệnh. Thời gian hoạt động bắt đầu từ 8h ngày 14/11 cho đến khi được cấp có thẩm quyền cho phép giải thể.

Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 tại huyện Lâm Bình chịu trách nhiệm thu dung, điều trị cho người bệnh Covid-19 theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh và Sở Y tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang giao Giám đốc Sở Y tế quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức của ngành y tế có kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh giữ chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó các khoa, phòng; phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản có liên quan; chủ động xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp với quy mô bệnh viện theo từng giai đoạn.

Tính từ 18h ngày 13/11 đến 9h sáng ngày 14/11, huyện Lâm Bình phát hiện 35 ca mắc Covid-19. Tính từ ngày 12 đến sáng ngày 14/11, trên địa bàn huyện Lâm Bình ghi nhận 76 ca nhiễm Covid-19 (chủ yếu liên quan đến các ca bệnh tại trường THPT Lâm Bình). Ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo huyện Lâm Bình tập trung cao độ ngăn chặn, khống chế nhanh nhất, gọn nhất, không để dịch lan rộng ra địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.