Trong những năm qua, các phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", "Đổimới, sáng tạo trong dạy và học" được ngành Giáo dục TuyênQuang phát động gắn với việc Học tậpvà làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các cuộcvận động "Dân chủ, kỷ cương,tình thương, trách nhiệm", "Mỗithầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" đã có sức lan tỏasâu rộng, thu hút đông đảo nhà giáo hưởng ứng, tham gia.
Từ các phongtrào thi đua, đã xuất hiện nhiều tấm gương thầy cô giáo say mê học tập, nghiêncứu, truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh, luôn đồng hành cùng các emtrong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Cô giáo đam mê nghiên cứu, sáng tạo
CôTrần Thị Nga, giáo viên môn Công nghệ, trường THPT Sơn Dương hiện đang sở hữumột "bộ sưu tập" sản phẩm đạt giải trong các cuộc thi sángtạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp toàn quốc: từ năm 2009 đến năm2019 cô đã 14 lần được nhận giải thưởng cấp tỉnh (trong đó có 6 giải Nhất),7 lần được nhận giải thưởng cấp toàn quốc cho những sản phẩm và dự án mà cônghiên cứu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu.
Năm 2016, sản phẩm Hệ thống hút và xử lý dầu tràn do côhướng dẫn học sinh nghiên cứu đạt giải Nhất tại Giải thưởng sáng tạo xanh do BộTài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên tổ chức.
Năm2017, sản phẩm Hệ thống lọc nước đa năngdo cô hướng dẫn đạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Nhì cấp toàn quốc tại Cuộcthi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học doBộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Nhiều dự án có tính ứng dụng cao như: Điều hòa ô tô 2 chiều, Máygieo hạt đa năng, Máy chăm sóc mía đa năng, Máy tuốt lạc, Hệ thống lọc nước đanăng,... đã đem lại cho cô những thànhcông không nhỏ trên hành trình "Đổi mới, sáng tạo trong dạy vàhọc" của mình. Cô đã vinh dự được nhậnBằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hai lần được nhận Bằng Lao động sáng tạocủa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng nhiều bằng khen, giấy khen củangành và các cấp.
Với niềm đammê sáng tạo và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình nghiên cứu, cô TrầnThị Nga vẫn đang ấp ủ những ý tưởng mới. Cô đã trở thành tấm gươngvà niềm tự hào của đồng nghiệp và học sinh trường THPT Sơn Dương.
Người thầy truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh
Thầy Nguyễn Trung Kiên là giáo viên môn Kĩ thuật -Công nghệ, trường THPT Thái Hòa. Những năm gần đây, nhiều dự án do thầynghiên cứu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu được Hội đồng khoa học các cấpđánh giá cao.
Năm 2015, với thành công của dự án "Thiết bị dạy học điều khiển mạch điện dân dụng ứng dụng công nghệ cao"đạt giải Ba tại cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật tỉnh Tuyên Quang, thầyvinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
Những năm tiếptheo, thầy liên tục gặt hái thành công khi hướng dẫn học sinh nghiên cứucác dự án tham gia cuộc thi Khoa học kĩthuật dành cho học sinh trung học: Dựán "Hệ thống điều khiển mạng điện giađình thông qua router wifi và smastphone" đạt giải Nhì cấp tỉnh (năm 2016);Dự án "Hệ thống cảnh báo và ngăn chặn nguyhiểm ở các cầu tràn khu vực miền núi" đạt giải Nhất cấp tỉnh và giải Bacấp Quốc gia (năm 2018); Dự án "Hệthống báo hiệu và ngăn chặn nguy cơ làm mất an toàn giao thông trên những chiếcđò ngang" đạt giải nhất cấp Tỉnh, giải Nhì cấp Quốc gia (năm 2019).
Gần đâynhất, dự án "Hệ thống kiểm tra, báo hiệuvà ngăn chặn nguy cơ mất an toàn giao thông do nồng độ cồn của tài xế và sựthiếu kiểm soát số người trên xe ô tô" do thầy hướng dẫn tiếp tục đạtgiải Nhất cấp tỉnh và Giải Nhì cấp Quốc gia năm 2020.
Từ những ý tưởngsáng tạo và quá trình miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm, những thànhcông của thầy Nguyễn Trung Kiên thực sự đã truyền cho đồng nghiệp và cácthế hệ học sinh của nhà trường cảm hứng sáng tạo và niềm đam mê nghiêncứu, vận dụng tri thức vào cuộc sống.
Cô giáo, người mẹthứ hai của các em học sinh
Cô Lê Thị Trường là giáo viên môn Vậtlý của trường THPT Xuân Huy, huyện Yên Sơn. Sau hơn 20 năm gắn bó với ngôitrường này, nhiều thế hệ học sinh của cô đã trưởng thành. Ngoài giờ dạytrên lớp, cô luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh nghiên cứu,vận dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Nămhọc 2018-2019, sản phẩm Máy diệt khuẩn đanăng do cô hướng dẫn đạt giải Ba cấp tỉnh tại cuộc thi Khoa học kĩthuật dành cho học sinh trung học; năm học 2019-2020, sản phẩm Máy ấp trứng gia cầm mini cũng đạt Giảitiềm năng tại cuộc thi này.
Không chỉ say mê nghiên cứu, sáng tạo, cô cònlà một giáo viên chủ nhiệm hết lòng vìhọc sinh. Năm học 2016-2017, lớp 11 do cô chủ nhiệm có em Hoàng Đức Nghĩachuyển từ Hà Giang về, có hoàn cảnh khá đặc biệt: bố mẹ ly hôn, em ở vớimẹ, nhưng mẹ em lại đi làm cho một công ty ở Bắc Giang.
Ở nhà một mình,Nghĩa thường xuyên bỏ học, nghiện chơi điện tử. Nhiều lần khuyên bảo khôngđược, cuối cùng cô quyết định đưa Nghĩa về ở cùng với gia đình mình. Từ đócho đến hết lớp 12, cô nuôi em ăn, ở, dạy bảo em học tập và rèn luyện. Năm2018, sau khi tốt nghiệp THPT, em đã vào học Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Lớp học sinh cũ ra trường, cô lại tiếp tục chủ nhiệm mới. Tronglớp 10 của cô, em Đinh Tùng Dương là học sinh lưu ban, cũng có hoàn cảnh đặcbiệt. Bố mất khi mới 7 tuổi, Dương ở với ông bà nội già yếu, mẹ đi làm xa.Rồi bà nội mất, em thường xuyên bỏ nhà, bỏ học đi chơi điện tử. Thương Dương,cô đã động viên em và thuyết phục gia đình, đưa em về nhà mình nuôi dưỡngvà kèm cặp, dạy bảo đến hết lớp 10.
Năm học 2019-2020, gia đình cô chuyển nhàlên km 24 (đường Tuyên Quang - Hà Giang), do nhà quá xa trường nên em về ở vớichú ruột. Dù vậy, cô vẫn luôn dành sựquan tâm đặc biệt cho Dương, thường xuyên động viên, nhắc nhở em học tập trênlớp và trao đổi với chú và mẹ của Dương để bảo ban em lúc ở nhà. Cô haydành những món quà nhỏ để giúp đỡ về vật chất và động viên tinh thần đểem tiến bộ hàng ngày.
Tâmhuyết với nghề, với trò, song cô Trường cũng là một người vợ, người mẹ đảmđang, chu toàn, nuôi dạy con cái trưởng thành. Con trai cả của cô là cựu sinh viên Đại học Bách khoa,nay đã có công ăn việc làm ổn định; con trai thứ hai học tại Học viện Kỹthuật quân sự và đang làm thủ tục để đi du học tại Nga. Hơn 20 năm gắn bó vớinghề, thực hiện sứ mệnh trồng người cao cả, cô giáo Lê Thị Trường đã và đanglà tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Đồng hành, giúp đỡ, sẻ chia cùng các em học sinh, mỗi mùa đôngđến, mỗi dịp Tết về, các thầy cô lại quyên góp tiền, chăn ấm, quần áo,đồ dùng tặng học sinh nghèo; tại nhiều trường học, các thầy cô dạy ôn tập,phụ đạo không thu tiền, giúp học sinh nghèo tiền đóng học phí; ủng hộ,giúp đỡ các em khi gặp hoạn nạn, khó khăn (THPT Xuân Huy, PTDTNT THPTtỉnh, THPT Chuyên, THPT Phù Lưu, THPT Minh Quang…).
Trên khắp mọi miền của quê hương Tuyên Quang, còn biết bao thầy cô vẫn đang gắn bó với các trường học ở vùngsâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miệt mài, thầm lặng cống hiếncả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp trồng người.
Cóthể họ chưa được biểu dương, tôn vinh, nhưng tấm lòng, tình cảm củahọ còn mãi trong tâm trí của lớp lớp học trò, và đó là vinh dự dành riêng chonghề dạy học - nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.