Tuyển đặc cách giáo viên: Áp dụng mỗi nơi một cách

Tuyển đặc cách giáo viên: Áp dụng mỗi nơi một cách

Quá trình triển khai thực hiện ở Tây Nguyên, việc vận dụng văn bản mỗi nơi một cách khác nhau khiến nhiều giáo viên lo lắng.

Một chỉ đạo, nhiều cách làm

Tháng 11.2019, Bộ Nội vụ có văn bản về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên đã có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, có trình độ, phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Đối tượng được đặc cách phải đang làm HĐLĐ theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký HĐLĐ có đóng BHXH bắt buộc theo quy định, làm việc giảng dạy trên các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước ngày 31.12.2015; trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ…

Bộ Nội vụ yêu cầu các tỉnh, thành trên cả nước sau khi tuyển đặc cách các đối tượng giáo viên nói trên, nếu vẫn còn chỉ tiêu biên chế giáo viên thì thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển công khai theo quy định của Luật Viên chức…

Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Nội vụ, tỉnh Đắk Nông có văn bản gửi các đơn vị liên quan triển khai rà soát, lập danh sách những đối tượng theo đúng tinh thần mà Bộ Nội vụ đưa ra để tổng hợp, xem xét đối với các trường hợp tuyển dụng đặc cách (trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức).

Trong khi đó, tháng 4.2020, tỉnh Đắk Lắk cũng ban hành kế hoạch triển khai theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, thay vì tuyển đặc cách thẳng các đối tượng, tỉnh Đắk Lắk lại giao các địa phương vận dụng thủ tục trình tự xét tuyển viên chức để xây dựng phương án xét tuyển đặc cách theo 2 vòng và tổ chức tuyển dụng sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt. Điều này được hiểu, sau khi có hướng của Bộ Nội vụ, tỉnh Đắk Lắk lại yêu các địa phương lập hội đồng tuyển dụng và thi tuyển lại từ đầu!

Giáo viên lo lắng

Nhiều giáo viên trong diện đặc cách bày tỏ sự băn khoăn đối với chủ trương của tỉnh Đắk Lắk về việc lập hội đồng sát hạch lại các đối tượng theo tiêu chuẩn mà Bộ Nội vụ đưa ra. Họ cho rằng, đã là một kỳ thi sát hạch thì có kẻ đỗ người trượt. Trong khi đó, tinh thần của Bộ Nội vụ là xem xét tạo điều kiện tuyển đặc cách giáo viên đã có HĐLĐ và đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước.

Một giáo viên đề nghị giấu tên tại xã Ea Dah, huyện Krông Năng kể, tháng 4.2013, anh được nhà trường ký học đồng trong chỉ tiêu biên chế. Nhà trường những năm sau đó vẫn đều đặn ký hợp đồng với anh. Bản thân vị giáo viên này và nhiều người khác được nhà trường ký hợp từng 1 năm nên cuộc sống gia đình luôn gặp khó khăn bởi thu nhập thấp.

Cũng chính vì phận giáo viên hợp đồng bấp bênh nên khi có chủ trương tuyển dụng đặc cách, đa phần mọi người bày tỏ niềm vui và hy vọng. “Thế mà sau khi Bộ Nội vụ có hướng dẫn, tỉnh Đắk Lắk lại xây dựng phương án xét tuyển đặc cách theo dạng sát hạch 2 vòng. Vòng 1 là kiểm tra hồ sơ, vòng 2 là kiểm tra năng lực và trình độ… Việc này tôi thấy vô lý vì Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cần đặc cách giáo viên hợp đồng từ năm 2015 về trước. Giờ đưa chúng tôi ra thi đều như vậy là cứng nhắc, gây khó cho giáo viên” - một giáo viên tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk bức xúc.

Chưa hết, cũng có ý kiến cho rằng, việc tổ chức sát hạch lại của tỉnh Đắk Lắk nếu không làm chặt chẽ sẽ phát sinh ra tiêu cực; làm ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên…

Trước lo lắng của các giáo viên, ông Hoàng Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đắk Lắk - lý giải, việc thành lập hội đồng tuyển dụng chính là một hình thức để hạn chế tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng các đối tượng giáo viên được đặc cách. Ông Hùng nói rằng, theo quy định thì để xét đặc cách phải có sát hạch qua hình thức phỏng vấn và thực hành.

Trong khi đó, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk lý giải việc địa phương phải tổ chức sát hạch lại các đối tượng được mà Bộ Nội vụ đưa ra là vì số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn như trên quá lớn. Theo vị này, nếu như tại Đắk Nông, số lượng đối tượng tuyển đặc cách không lớn trong khi Đắk Lắk lại ngược lại.

“Tỉnh Đắk Lắk cũng sẽ triển khai theo theo đúng tinh thần của Bộ Nội vụ. Chỉ có điều, hiện tại, giáo viên hợp đồng trên địa bàn quá nhiều nên địa phương phải làm thêm một bước sát hạch” - vị lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.