Tuyến cao tốc đầu tiên khu vực miền Trung chỉ thu phí không dừng từ 1/8

GD&TĐ - Từ ngày 1/8, các phương tiện không dán thẻ ETC và không nạp tiền vào tài khoản thu phí sẽ không được lưu thông vào đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Công ty CP TASCO đã hoàn thành, đưa vào khai thác hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Với lưu lượng bình quân 5.000-6.000 lượt phương tiện/ngày đêm, tất cả 7 trạm trên tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi hiện đã bố trí các làn thu phí ETC để đảm bảo phục vụ thông suốt lượng phương tiện lưu thông trên tuyến tại thời điểm hiện nay.

Sau hơn 50 ngày thi công, lắp đặt, vận hành thử nghiệm tại hiện trường, từ ngày 31/7, hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi chính thức đưa vào vận hành.

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên khu vực miền Trung đưa hệ thống thu phí ETC vào vận hành.

Cùng với đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư và Công ty cổ phần TASCO - nhà thầu chính thức đã đưa vào vận hành hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC) tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Theo ông Nguyễn Công Hưng, Chánh Văn phòng VEC, hệ thống thu phí ETC tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai và Đà Nẵng-Quảng Ngãi tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chung với hệ thống thu phí ETC sử dụng công nghệ RFID được Bộ Giao thông Vận tải quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan khác, đảm bảo tính đồng bộ và khả năng kết nối liên thông với hệ thống thu phí ETC trên toàn quốc.

“Kể từ ngày 1/8/2022, các phương tiện không dán thẻ ETC và không nạp tiền vào tài khoản thu phí sẽ không được lưu thông vào đường cao tốc,” ông Hưng nhấn mạnh.

Trước đó, VEC đã đưa vào khai thác, vận hành thu phí ETC các tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể những năm gần đây. Ảnh minh họa: INT

Tích hợp hệ thống năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Kết hợp năng lượng mặt trời và gió giúp hệ thống điện ổn định hơn, hiệu suất cao hơn. Hệ thống phù hợp để ứng dụng vào điện mặt trời mái nhà.