Tuyên bố chung tăng cường hợp tác năng lượng bền vững

GD&TĐ - Chiều 21/6, tại Hà Nội, Phái đoàn Liên minh Châu Âu cùng với Đức, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovakia, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đại diện cho phía Việt Nam tham dự lễ ký kết.

Tuyên bố chung tăng cường hợp tác năng lượng bền vững

Tuyên bố chung nhằm tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của EU trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững gồm: “Bảo đảm việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người” và “có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó”.

Thông qua Tuyên bố chung, EU và 11 nước thành viên EU sẽ nỗ lực thực hiện 5 mục tiêu, gồm:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa đối thoại với các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng thông qua việc thúc đẩy nguồn năng lượng tái tạo sạch và hiệu quả dành cho tất cả mọi công dân.

Thứ hai, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật dành cho Việt Nam để đạt được các mục tiêu đã đưa vào các chiến lược quốc gia, điều chỉnh tối ưu chính sách, thúc đẩy và chuẩn bị cho các dự án tăng cường năng lực có liên quan, trong đó có việc xác định nhu cầu đổi mới sáng tạo dành cho công nghệ năng lượng sạch và chuyển giao công nghệ giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Thứ ba, giúp đỡ Việt Nam trong việc xác định và giới thiệu các dự án năng lượng tiềm năng có thể được tài trợ với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, nhằm cải thiện sự cung cấp và tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ năng lượng hiện đại và carbon thấp.

Thứ tư, hỗ trợ nâng cao sự tiếp cận với các giải pháp cấp điện ngoài lưới.

Thứ năm, tăng cường sự huy động khu vực tư nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực năng lượng thông qua việc tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, các chương trình tu nghiệp lĩnh vực công nghiệp, và các hoạt động xây dựng năng lực chiến lược nhằm cung cấp thông tin và thu hút khu vực tư nhân và các tổ chức tài trợ hướng tới các hoạt động đầu tư vào năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu rõ, Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực năng lượng hiện đại và bền vững; dẫn dắt và điều phối đối thoại thông qua chương trình chỉ đạo về năng lượng bảo đảm sự minh bạch thông tin liên quan tới việc cấp vốn và chuẩn bị dự án trong lĩnh vực này;

Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình thực hiện các cải cách về quy định và pháp luật, xây dựng một môi trường phù hợp nhằm thúc đầy đầu tư tư nhân, khuyến khích sự rút dần các khoản trợ cấp làm méo mó thị trường và các khoản trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch, đồng thời hỗ trợ cho các mô hình kinh doanh có hiệu quả kinh tế.

Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy sự minh bạch trong việc thực hiện các chương trình đầu tư công và bảo đảm một khoảng thời gian chuẩn bị đủ dài dành cho các dự án đóng góp vào các chương trình này, thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ năng lượng bền vững và các giải pháp năng lượng hiệu quả với mục tiêu hạn chế những tác động tiêu cực đối với khí hậu và môi trường từ việc sản xuất và sử dụng năng lượng.

Tuyên bố chung tăng cường hợp tác năng lượng bền vững ảnh 1

Đại diện các bên thể hiện quyết tâm thực hiện cam kết tăng cường hợp tác

Tuyên bố chung tăng cường hợp tác năng lượng bền vững ảnh 2Tuyên bố chung tăng cường hợp tác năng lượng bền vững ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.