Tức "lộn ruột" vì gia đình chồng

GD&TĐ - Sống ở một làng quê nhỏ, hiếm người vợ nào đảm đang, giỏi giang như Bích. Lấy chồng từ năm 18 tuổi để rồi 10 năm sau cô đã kịp có 3 mụn con, 1 trai 2 gái.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mẹ đẻ cô từng mắng: "Sống vất vả thế thì đẻ ít thôi. Mày có nuôi nổi chúng nó không?". Bà nói thế là vì nhiều lúc không thể cam lòng khi chứng kiến con gái bụng chửa vượt mặt vẫn phải thức dậy từ 2-3 giờ sáng, phi xe máy ra chợ đầu mối, chở rau củ về để kịp bán phiên chợ sáng ở đầu làng.

Bích vất vả kiếm từng đồng cũng chỉ mong có ngày thoát cảnh ở chung với nhà chồng.

Khi mới dắt lưng được khoảng trăm triệu, Bích liều xây nhà trên mảnh đất mẹ đẻ cho. Đến giờ, 3/4 ngôi nhà vẫn cần phải trả nợ, áp lực lớn nhưng Bích vẫn thấy vui và thoải mái vì cô được làm chủ gia đình, và quan trọng là không phải nhìn thấy những người bên nhà chồng hàng ngày nữa.

Nhưng Bích đã nhầm! Ngôi nhà mới dựng lên, chưa thoải mái được bao lâu thì liên tục xảy ra chuyện.

Một hôm Bích bán hết hàng sớm, cô quyết định khao cả nhà một bữa nem rán. Hì hục chuẩn bị nguyên liệu, băm, gói rồi rán hàng tiếng đồng hồ mới được một đĩa, ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy nem "bay mất" 2/3, cô thắc mắc thì chồng hồn nhiên bảo: "Anh vừa gói một ít mang sang cho ông bà nội với cô Huyền".

Chồng Bích không biết là kiểu người gì, bị bố mẹ và em gái đối xử tệ bạc mà suốt ngày chỉ lo... báo hiếu với chăm sóc. Bích điên tiết, gắt nhặng lên: "Anh có bị làm sao không? Bố mẹ anh đâu thiếu cái để ăn, tiền tích đầy ngân hàng, vàng giấu đầy trong tủ nhưng khi mình xây nhà, họ thậm chí không cho vay một đồng.

Cô Huyền chưa lấy chồng nhưng cũng có công ăn việc làm tử tế. Thế mà lúc nào anh cũng ông bà nội với chả ông bà "tội", cô Huyền với chả cô Hiếc. Tôi chẳng còn lời nào để nói với anh nữa".

Sau vụ 2/3 đĩa "nem bay", Bích cảnh giác hơn với chồng. Anh kiếm được bao nhiêu đều phải "khai báo" cụ thể rồi nộp hết cho Bích để đảm bảo rằng anh không "báo hiếu" bố mẹ và "chăm sóc" em gái một cách... vô bổ nữa.

Tất nhiên, ngày lễ Tết, Bích vẫn dành ra một khoản nhất định để biếu bố mẹ chồng cho xong nhiệm vụ, và để ông bà không có cớ gì trách vợ chồng cô. Từ ngày ra ở riêng, Bích không muốn dính dáng gì đến gia đình chồng nữa.

Nhưng em chồng vẫn liên tục sang làm phiền. Lúc thì bưng xoong ninh xương sang, "hồn nhiên" đặt lên bếp, cười hề hề: "Cô nhờ cái bếp nhá!". Thằng con lớn nhà Bích cũng khó chịu với cô nó ra mặt, nó hỏi: "Nhà cô cũng có bếp gas mà?". Cô nó "cãi": "Cô đang đun thì nó hết gas, đợi mãi không thấy người ta đem bình gas mới đến, mà cái này phải ninh liên tục mới được".

Có hôm Huyền bưng chảo rán đậu sang, bảo: "Cô nhờ chai dầu nhá!", tiện thể... rán vàng đậu xong mới chịu về.

Mọi chuyện xảy ra ở nhà đều được thằng con lớn truyền đạt, nó kể không thiếu một chi tiết, Bích nghe xong lộn ruột, cô gắt chồng: "Đấy, anh xem, nhà mình không khác gì nhà ba chạ. Từ mai anh sắm ổ khóa khác cho em, đừng đánh thêm chìa khóa "phụ" nữa. Phiền chết đi được!". Chồng Bích nửa đùa nửa thật: "Khóa thần cũng không ăn thua đâu".

Quả thật, khi phát hiện nhà Bích thay ổ khóa, em chồng gọi hẳn thợ khóa sang ngắm nghía rồi đánh cho cô ta ngay một bộ chìa mới. Nhà không có ai, em chồng vẫn mở cửa, thoải mái sang nấu nướng "nhờ".

Bích về nhà, chứng kiến căn bếp dầu mỡ vung vẩy thì ức chế vô cùng, cô chạy sang nhà chồng gào ầm lên: "Cô Huyền cứ tự động đánh chìa khóa rồi đi ra đi vào như thế thì chết nhà tôi". Em chồng quát lại Bích: "Nhà của anh trai tôi, chẳng nhẽ tôi không có quyền đi ra đi vào à?".

Mẹ chồng Bích thấy ầm ĩ trên nhà, bà cũng chạy lên tranh thủ tổng sỉ vả con dâu: "Ơ chị kia, chị tưởng chị có nhà cao cửa rộng là được phép lên mặt với nhà chồng à? Loại con dâu như chị đáng đánh lắm!".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.