Từ khi xây nhà, vợ trẻ không ngờ chuỗi bi kịch lại ập đến với gia đình

Người ta vẫn bảo "an cư lạc nghiệp" nhưng với gia đình anh chị, từ khi xây nhà xong, bao nhiêu sóng gió cứ ồ ạt ập đến.

Từ khi xây nhà, vợ trẻ không ngờ chuỗi bi kịch lại ập đến với gia đình

Anh chị là người cùng quê và đi làm cùng thành phố. Họ biết nhau vì có bạn chung chứ không phải quen nhau từ trước. Dần dần, mỗi lần khi có dịp đi chơi chung hội bạn thì anh để ý tới chị nhiều hơn.

Nhờ sự mai mối và gán ghép của bạn bè, anh tìm cách làm quen và tán tỉnh chị. Còn chị lại thấy anh cũng hiền lành, chất phác nên nhanh chóng đồng ý chuyện yêu đương.

Quen nhau được khoảng 2 năm thì họ quyết định xin phép 2 gia đình được làm đám cưới. Thấy cùng quê, cũng không chênh lệch gì về gia cảnh hay kinh tế nên bố mẹ hai bên nhanh chóng đồng ý chuyện hôn sự.

Đám cưới không lớn nhưng diễn ra khá ấm cúng và vui vẻ nên chị cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

 (Ảnh minh họa)

Từ đó đến nay, cũng đã gần 10 năm kể từ ngày anh chị về chung 1 nhà. Giống như những cặp đôi bình thường khác, họ bàn tính chuyện kế hoạch để có kinh tế vững chắc hơn một chút rồi mới nghĩ đến chuyện con cái.

Nhưng không ngờ anh chị lại vỡ kế hoạch, 3 năm chị đẻ sòn sòn 2 đứa, 1 trai, 1 gái.

Mấy tháng đầu khi sinh cả hai đứa thì chị ôm con về quê để có ông bà nội ngoại chăm cùng. Đến khi con cứng cáp, chị gửi ông bà rồi quay lại thành phố bươn chải cùng chồng.

Thời điểm đó vợ chồng chị ở thành phố phải đi thuê nhà, phải chịu cảnh chật chội, vất vả nên chị luôn có một ước mơ rằng sẽ có một mái nhà của riêng vợ chồng chị.

Cả hai vợ chồng đều là những người chăm chỉ nhưng con nhỏ lại ốm đau liên miên nên trầy trật mãi mà vẫn chẳng đâu vào đâu. Và phải đến tận gần đây, cả số tiền chắt bóp bao năm cùng với vay mượn nội ngoại thì anh chị mới có thể mua được một miếng đất nhỏ và cất nhà ở quê.

Anh chị bàn với nhau sẽ về quê sinh sống để có thể được gần con hơn.

Cuối cùng sau cả chục năm ao ước, anh chị cũng có được một căn nhà nhỏ của riêng mình. Họ chuyển hẳn về quê và đón 2 con về ở cùng. Lúc đó chị đã tưởng tượng ra cảnh từ nay gia đình mình sẽ được đoàn tụ hạnh phúc, chứ không còn phải chia cắt nữa.

Nhưng tất cả đều chỉ là mơ tưởng của chị bởi một chuỗi bi kịch đã bắt đầu từ khi anh chị xây nhà xong.

Thời gian đầu về quê, anh chưa xin được việc nên thường xuyên ở nhà. Mà ông bà ta vốn vẫn bảo "nhàn cư vi bất thiện", chồng chị cũng không ngoại lệ.

Những ngày ở nhà đó, anh chán nản nên sinh thói ham mê nhậu nhẹt. Anh rủ rê những người vô công rồi nghề giống như anh chè chén thâu đêm suốt sáng.

 (Ảnh minh họa)

Thời gian đầu chị còn nhẹ nhàng khuyên nhủ nhưng anh không nghe mà lại càng uống nhiều hơn khiến chị chẳng thể làm gì được. Đã thế do 2 con từ nhỏ đều không gần bố nên bây giờ cũng chẳng tha thiết gì.

Đây cũng là cái cớ khiến mỗi lần anh say rượu lại tìm cách đánh đập vợ con. Thậm chí anh còn độc miệng mắng chửi rằng 2 đứa con không phải là dòng máu nhà anh và đuổi đánh dù con còn rất nhỏ.

Nhưng chuyện vẫn chưa dừng ở đó. Gia đình 2 bên chẳng phải xa xôi gì nên mọi lục đục của vợ chồng chị đều nhanh chóng đến tai.

Và đương nhiên, con nhà ai nhà nấy bênh, bố mẹ chị thì ủng hộ chị còn gia đình anh lại bảo vệ anh. Hai gia đình lời qua tiếng lại nặng nề đến mức họ còn tuyên bố không nhìn mặt nhau nữa khiến chị vô cùng mệt mỏi.

Đương nhiên những lúc thế này thì thiệt thòi nhất chính là hai đứa trẻ. Từ nhỏ đã không được sống chung cùng bố mẹ, bây giờ lại phải suốt ngày nghe bố mắng nên lúc nào cũng rầu rầu rĩ rĩ. Chị thương con đến quặn lòng nhưng ngày ngày vẫn nuốt ngược nước mắt vào trong để đi làm và lo cho con.

Người ta cứ bảo an cư lạc nghiệp nhưng sao gia đình chị lại phải chịu cảnh khổ sở thế này? Chị cảm thấy mệt mỏi đến vô cùng.

Theo Giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.