Từ 1/1/2023 bỏ sổ hộ khẩu, người dân cần làm gì?

GD&TĐ - Bộ Công an tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, các phương thức sử dụng thông tin công dân (căn cước công dân) thay việc xuất trình sổ hộ khẩu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Từ ngày 1/1/2023, Luật cư trú thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc cho nên Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, các phương thức sử dụng thông tin công dân (căn cước công dân) thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, hiện nay, lực lượng Công an đã làm được 76 triệu căn cước công dân gắn chíp điện tử, số còn chưa làm rất ít.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, Bộ Công an mong muốn người dân ủng hộ đẩy nhanh tiến độ làm căn cước công dân theo đúng kế hoạch. Đơn vị rất sẵn sàng làm căn cước công dân cho bất cứ người dân nào chưa được làm.

Trước đó, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện một số nội dung để triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú thống nhất, đồng bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân (sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022).

Để việc triển khai thực hiện quy định của Luật cư trú thống nhất, đồng bộ, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng hướng dẫn các bộ ngành các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Theo đó, các cơ quan Nhà nước có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú của công dân.

Khi công dân xuất trình thẻ căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân.

Những cách sử dụng thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.