Từ 1/10, báo chí đăng ảnh trẻ cẩn thận phạm luật

GD&TĐ - Thông tư 09/2017 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, quy định từ 1/10 phải được sự đồng ý của cha mẹ trẻ, báo chí mới được đăng hình trẻ em.

Từ 1/10, báo chí đăng ảnh trẻ cẩn thận phạm luật

Cụ thể, về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm chính thức có hiệu lực.

Chị Ái Vân, phụ huynh ở Thái Nguyên cho rằng: “Tôi hoàn toàn đồng tình với luật này. Để bảo vệ quyền riêng tư của trẻ cũng như bí mật cá nhân của trẻ em và tránh cho trẻ bị ảnh hưởng bởi những bài viết, dẫn đến suy nghĩ tự ti, hành động tiêu cực. Trẻ em cứ phải trong sáng, không nên để tâm hồn các em vẩn đục.”

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí; nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chủ quản nhà xuất bản; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thông tư cũng nêu rõ thời lượng, số lượng mà báo chí (truyền hình, báo in, báo mạng) đăng tải. Cụ thể, tỉ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt 2%-5% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong một tuần.

Đối với báo in, báo điện tử, hằng tuần phải đăng tối thiểu 5% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích. Hằng quý đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.

Thông tư cũng quy định rõ về việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo chí, xuất bản phẩm phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng.

Chị Bích Hường, phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ về cảm nhận khi trẻ con được bảo vệ quyền trên các kênh truyền thông: “Thời gian gần đây rất nhiều bài báo, chương trình truyền hình sử dụng hình ảnh trẻ em để câu view. Không làm mờ, không có cảnh báo gì mà bất kì trẻ nào cũng đọc và xem được. Các chương trình phát sóng với khung giờ vàng có những hình ảnh nhạy cảm, nội  dung không phù hợp với trẻ em nhưng không hề có cảnh báo gì. Tôi nghĩ luật này đã quy định rõ ràng để bảo vệ, cảnh báo trẻ cũng như giúp phụ huynh cân nhắc trước khi cho con họ nghe, đọc hay xem gì.”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.