Truyền thụ các kỹ năng cho HS từ việc giảng dạy môn Tập làm văn

GD&TĐ - Môn Tập làm văn có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học. Theo đó giáo viên phải là người gợi mở cho các em cách tiếp cận, phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề.  Đây cũng là cách giúp các em phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.

Truyền thụ các kỹ năng cho HS từ việc giảng dạy môn Tập làm văn

Dưới đây là một vài kinh nghiệm của cô Cao Thị Thanh Hân – Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai trong giảng dạy môn Tập làm văn cấp tiểu học.

Trang bị cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp

Theo cô Hân, từ một đề cụ thể đã lập dàn ý, giáo viên có thể thay đổi một số từ ngữ (hoặc yêu cầu học sinh thay đổi) để thành đề khác và yêu cầu học sinh so sánh xem đề mới có điểm nào giống và khác so với đề đã cho, và đưa ra cách làm đề mới đó.

VD: Sau khi lập dàn ý chi tiết đề bài “Hãy tả lại con đường từ nhà em đến trường vào buổi sáng sớm khi em đi học”, giáo viên yêu cầu học sinh:

Em hãy thay một số từ để thành một đề văn khác nhưng vẫn tả về con đường. Khi học sinh đã có một đề văn khác thì giáo viên hỏi: Cách làm đề này như thế nào (cách làm có gì giống và khác so với đề ban đầu)?

Học sinh có thể đặt thành các đề khác tả về con đường như:

Hãy tả lại con đường từ nhà em đến trường.

Hãy tả lại con đường từ nhà em đến trường khi em đi học về.

Như vậy, qua phân tích học sinh sẽ thấy các đề vừa đặt ra có thể phạm vi rộng hơn, hẹp hơn hoặc thay đổi về thời gian, không gian. Cách làm 2 đề sau giống và khác so với đề ban đầu, cụ thể như sau:

+ Đề 1 phạm vi rộng hơn đề ban đầu, cách làm vẫn dựa vào dàn ý đã cho song thời gian linh hoạt hơn, không phải chỉ tả con đường vào buổi sang mà có thể thời gian nào cũng được nhưng phải phù hợp với thực tế mà học sinh đi học, đó là vào buổi sáng hoặc đầu buổi chiều, không thể tả vào ban đêm.

+ Đề 2: Có sự thay đổi về thời gian, không gian. Đó là: Khi đi học về thì có thể là buổi trưa, có thể là buổi chiều. Trình tự miêu tả theo không gian có sự thay đổi: Nếu đề ban đầu miêu tả theo trình tự không gian bắt đầu từ nhà và kết thúc là đến trường thì ở đề 2 trình tự miêu tả không gian ngược lại: bắt đầu là ở trường và kết thúc là ở nhà.

Với cách làm như vậy học sinh càng hiểu bài hơn, linh hoạt vận dụng kiến thức đề này sang làm đề khác (Học sinh có kĩ năng phân tích đề, kĩ năng so sánh, đối chiếu

Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng dàn ý chi tiết đảm bảo ý cơ bản nhưng theo hướng mở, tức là đưa ra nhiều gợi ý, phương án khác nhau (đặc biệt là phần thân bài).

Hướng dẫn HS kĩ năng vận dụng

Cô Hân phân tích, thực tế nhiều giáo viên xây dựng dàn ý không mang tính chất gợi mở để phát huy tính sáng tạo của học sinh mà đưa ra cụ thể bằng một câu văn. 

Ví dụ khi tả về hình dáng con đường không đưa ra những gợi ý như rộng hay hẹp, thẳng tắp hay quanh co, hay là có nhiều ngã rẽ…mà đưa luôn đáp án: Con đường trải nhựa phẳng lì. 

Vì vậy tất cả các em đều thuộc và viết như câu văn của cô giáo khi làm bài dẫn đến bao nhiêu em học sinh trong lớp thì bấy nhiêu em tả đường giống nhau.

VD: Với đề bài “Con đường từ nhà đến trường rất quen thuộc đối với em. Hãy tả lại con đường đó vào buổi sáng sớm khi em đi học”, phần thân bài ở từng ý cơ bản có những gợi ý khác nhau để các em tả theo quan sát của mình, như vậy bài viết của các em đều đảm bảo các ý cơ bản theo yêu cầu nhưng lại có những nét khác nhau phù hợp với thực tế cuộc sống là có nhiều con đường khác nhau.

Sau khi lập dàn ý chi tiết phải yêu cầu học sinh tự chốt các ý cơ bản cần phải viết khi làm bài đó, từ đó hướng dẫn kĩ năng vận dụng khi làm bài với các đối tượng mới

VD: Sau khi lập dàn ý chi tiết như ở trên, giáo viên hỏi học sinh: Em hãy cho biết khi tả về con đường là tả những gì? Học sinh sẽ nêu được những yêu cầu cơ bản khi tả về con đường. Giáo viên hình thành theo dạng sư đồ tư duy cho học sinh dễ nhớ.

Những điều giáo viên nên làm

1. Khi soạn giáo án: Đầu tư thời gian, cố gắng tìm phương pháp tốt nhất để thực sự phát huy năng lực học sinh; Giáo viên có những định hướng để học sinh về nhà tìm hiểu thêm đồng thời khuyến khích động viên khen ngợi kịp thời khi học sinh có những ý tưởng sáng tạo theo đúng tinh thần về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đó là “Tập trung chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang hình thành phảm chất và năng lực người học.” 

“Không phải thầy giáo chỉ truyền dạy những gì mình có mà phải giảng dạy cái học sinh cần; không truyền thụ tất cả kiển thức mình có mà chỉ nên giới thiệu những giá trị cốt lõi, còn lại chủ yếu là gợi mở, giúp cách học, cách tiếp cận, cách phân tích và tổng hợp, giải quyết vấn đề, nhằm phát triển năng lực”; “Chuyển từ cách học ghi nhớ lời thầy, nói và viết theo thầy sang khuyến khích tư duy độc lập và sự sáng tạo của người học, bởi sáng tạo chính là năng lực”.

2. Khi ra đề kiểm tra: Hạn chế tối đa những đề đã chữa, đề phải có nét mới, có sự thay đổi so với những đề đã học (tức là học sinh phải biết vận dụng những kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới) theo đúng tinh thần của Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đó là “Cần thi theo chương trình chứ không phải theo SGK, là kiểm tra năng lực chứ không phải kiểm tra trí nhớ”. “Cách thi không phải là kiểm tra trí nhớ mà là kiểm tra năng lực sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, luận giải và giải quyết vấn đề”.

3. Khi lập dàn ý cũng như khi làm đáp án đề kiểm tra: Theo hướng mở, đưa ra nhiều phương án, gợi ý khác nhau (Cũng giống như môn Toán là đưa nhiều cách giải).

4. Khi chấm bài của học sinh: Chú ý tính sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân của học sinh. Đặc biệt là phải chấm chữa kĩ lưỡng, nhận xét chi tiết để học sinh thấy rõ những ưu điểm để phát huy và những hạn chế để khắc phục, động viên sự tiến bộ của học sinh.

Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết đánh giá năng lực của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.