Truyền thông Mỹ: Việt Nam là nhà vô địch thế giới về chống virus corona?

Truyền thông Mỹ: Việt Nam là nhà vô địch thế giới về chống virus corona?

Theo PRI, Mỹ ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào cuối tháng 1 – cùng tuần dịch bệnh này chính thức tới Việt Nam.

Đã gần 4 tháng trôi qua. Kể từ đó, Mỹ đã có hơn 1 triệu ca mắc và hàng ngàn người tử vong vì nCov mỗi ngày.

Trong khi đó Việt Nam không ghi nhận ca tử vong nào và số ca mắc chưa tới 300 - một kết quả không tồi với một quốc gia có 95 triệu dân.

Có quốc gia đông dân và với nguồn lực hạn chế mà đẩy lùi được Covid-19 như vậy không?

Hàn Quốc, Iceland, New Zealand, Đài Loan và Sinapore được cho là những nơi chống virus thành công. Tuy nhiên, Việt Nam có đông dân hơn tất cả những nơi trên cộng lại và chỉ bị ảnh hường một phần nhỏ.

Thực sự có những bài học từ Việt Nam, cụ thể là lợi ích của việc hành động nhanh chóng và quyết liệt.

Theo Ba-Ling Tran, một nhà phân tích chính sách độc lập ở TP HCM, lãnh đạo nước này không mất nhiều thời gian trong việc “coi chống dịch là chống giặc”.

Tại Việt Nam, virus được tuyên truyền là “đe dọa loài người” và “chúng ta đã bước vào một cuộc chiến”. Ông Tran cho biết một Phó Thủ tướng đã tuyên bố mỗi người là một “người lính".

Nếu có bất kỳ quốc gia nào có thể chiến thắng cuộc chiến bất chấp những điều không thuận lợi thì đó là Việt Nam. Hãy hỏi Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc về việc này.

Tuy nhiên, ông Tran cho biết không cần nhắc nhở quá nhiều, người dân ở đây cũng có thể tự nhận ra đây là một cuộc đấu tranh sinh tử.

Theo ông, người dân ở đây vẫn nhớ dịch SARS hồi đầu những năm 2000. Họ cũng tin rằng, mọi chuyện sẽ chỉ ổn nếu có có sự kiềm tỏa nghiêm ngặt.

Cuối tháng 2, Việt Nam đóng cửa đường biên giới và bắt đầu phát triển bộ xét nghiệm virus riêng của mình.

Từ đó, nước này đã xét nghiệm cho công dân với tỷ lệ cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, đồng thời tự sản xuất đủ các bộ thử được WHO công nhận để xuất khẩu khắp toàn cầu.

Ông Tran cho rằng lời kêu gọi hành động nhanh chóng của chính phủ là chìa khóa thành công, “nhưng việc này không phải hoàn toàn nhờ vào lời kêu gọi của chính phủ”. Theo ông, công thức thành công của Việt Nam là chính sách mạnh mẽ cộng với sự đồng lòng của công chúng.

Trong thời gian giãn cách xã hội, chỉ có ít cửa hàng thiết yếu được mở cửa và họ cũng tự mua nhiệt kế, dung dịch sát khuẩn để kiểm tra khách hàng từ ngoài cửa. Trên đường phố, nhiều áp phích tuyên truyền mạnh mẽ, làm nổi bật hình ảnh y bác sĩ.

Ngoài ra, Việt Nam có một bài hát nhắc nhở mọi người rửa tay và đeo khẩu trang rất cuốn hút. Nó đã được chia sẻ khắp thế giới và có hàng chục triệu lượt xem trên mạng.

Chiến dịch truyền thông ở Việt Nam còn được hỗ trợ bởi những hình phạt nghiêm khắc dành cho những người vi phạm. Việc đi bộ ở nơi công cộng không những bị cấm mà bất kỳ ai không đeo khẩu trang bị phát hiện nhiễm bệnh cho người khác có thể phải ngồi tù.

Một quan chức của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ở Hà Nội nói rằng ông có “niềm tin rất lớn” đối với công việc của chính phủ Việt Nam. Một người khác của CDC dẫn ra những liên hệ chặc chẽ giữa các nhóm của CDC và đồng nghiệp Việt Nam, đồng thời cho biết không có “dấu hiệu cho thấy” những số liệu về Covid-19 sai thực tế.

Cuộc chiến với Covid-19 ở Việt Nam vẫn tiếp diễn và mọi thứ đều có thể thay đổi, nước này hiện hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài.

Tuy nhiên, bên trong Việt Nam, công chúng bắt đầu được hưởng thành quả của thành công khi nhiều cửa hàng, trường học đang thận trọng mở cửa trở lại. 

Theo PRI

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giải thoát cho rùa biển

GD&TĐ - Chấm dứt hành vi xả chất thải nhựa xuống biển mới là cách giải thoát căn cơ cho các loài thủy sinh trong lòng đại dương, trong đó có loài rùa.