Truyền thông Mỹ gọi xe tăng T-14 Armata của Nga là “sát thủ thực sự”

GD&TĐ - Tạp chí The National Interest của Mỹ đã gọi xe tăng T-14 Armata của Nga là sản phẩm mới đầy tham vọng nhất của ngành công nghiệp quân sự Nga.

Xe tăng T-14 Armata.
Xe tăng T-14 Armata.

Theo tạp chí này đánh giá, T-14 có khả năng chống lại bất kỳ loại xe tăng nào của NATO.  Thậm chí còn gọi "Armata" là một "kẻ giết người".

Hạn chế duy nhất của T-14, theo các giả thiết được nêu trong bài báo liên quan đến giá thành của nó. Ấn phẩm lưu ý rằng việc sản xuất xe tăng "rõ ràng không hề rẻ”

Việc bàn giao hàng loạt xe tăng cho quân đội sẽ bắt đầu vào năm 2022.

T-14 là xe tăng thế hệ sau chiến tranh thứ ba duy nhất trên thế giới. Được thiết kế để tiến hành chiến đấu tiếp xúc trực tiếp với kẻ thù, hỗ trợ cuộc tấn công của các tiểu đơn vị súng trường cơ giới, công sự, nhân lực của đối phương nằm trong các hầm trú ẩn và các khu vực trống trải.

Trước đó, hồi năm 2019, giới quân sự thế giới cũng đã công nhận xe tăng T-14 Armata của Nga là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới.

Theo các nhà phân tích của ấn phẩm World Digital News, ưu điểm chính của vũ khí Nga là khối lượng xe tăng, cỡ nòng của súng, sức mạnh động cơ và giáp tăng.

Nhờ thiết kế cho phần tháp pháo xe tăng không có người, các nhà thiết kế của xe tăng Armata đã giảm được khối lượng xuống còn 49 tấn. Ngoài ra, bản thân xe tăng thấp hơn và đỡ lộ hơn đối với kẻ thù. Trên T-14 có thể lắp súng cỡ nòng 125 mm hoặc 152 mm.

Động cơ của T-14 Armata cho phép đạt tốc độ tối đa 90 km/h. Thể tích của bình nhiên liệu được thiết kế để xe tăng có thể chạy xa tới 500 km. Độ dày của lớp giáp phía trước Armata là 950 mm, tấm bọc thép được sản xuất dựa trên cơ sở hợp kim composite.

Đồng thời, xe tăng được trang bị các tổ hợp phòng thủ Afganit và Malakhit, có khả năng chống lại tên lửa và đạn chống tăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...