Nga thử vũ khí trang bị cho xe tăng mới nhất ở Biển Đen

GD&TĐ - Bộ vũ khí dành cho xe tăng lội nước hạng nhẹ Sprut-SDM1 mới nhất đang được phát triển cho Lực lượng lính dù của Nga sẽ được thử nghiệm cấp độ nhà nước giai đoạn 2 ở Biển Đen.

Ảnh minh họa. TASS.
Ảnh minh họa. TASS.

Thông tin trên được văn phòng báo chí của tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec chia sẻ.

Theo đó, ở giai đoạn thứ hai của thử nghiệm, phương tiện chiến đấu được thiết lập để chứng minh hoạt động của pháo chống tăng tự hành 125mm 2S25 và hiệu quả của nó trong điều kiện biển lặng cũng như biển động.

Trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên ở Biển Đen, chiếc xe tăng mới nhất đã chứng minh được khả năng điều hướng cao và khả năng được vận chuyển bằng các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn. Các cuộc thử nghiệm liên quan đến điều kiện khí hậu của phương tiện chiến đấu sẽ tiếp tục vào mùa thu này ngoài chứng minh hiệu quả của nó trong điều kiện nhiệt độ cao, sẽ có thêm thử nghiệm trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Chu kỳ thử nghiệm cấp nhà nước dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào đầu năm 2022.

Sau kết quả, xe tăng lội nước hạng nhẹ sẽ được đặt tên là O1, điều này sẽ giúp cho việc sản xuất hàng loạt. Rostec cho biết thêm, Spurt-SDM1 sẽ được khuyến nghị đưa vào biên chế Quân đội Nga.

Xe tăng lội nước Sprut-SDM1 do Công ty vũ khí chính xác cao Rostec phát triển có trang bị pháo 2A75 125mm và tương tự như xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS dựa trên hỏa lực của nó.

Theo Giám đốc phụ trách Cụm vũ khí, Đạn dược và Hóa học đặc biệt Bekkhan Ozdoyev của Tập đoàn Rostec  đánh giá, Sprut đang được phát triển chủ yếu cho Lực lượng lính dù Nga, nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ thu hút sự quan tâm của các khách hàng nước ngoài. Trước hết, chúng tôi đang hướng tới các thị trường Ấn Độ, châu Á và Trung Đông.

Cơ số đạn của xe tăng bao gồm đạn xuyên giáp, cỡ nòng nhỏ, đạn rỗng, nổ phân mảnh cao và cả đạn nổ trên không có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới 5 km. Xe tăng với thủy thủ đoàn 3 người có thể đạt tốc độ lên tới 70 km/h trên mặt đất và 10 km / h trên mặt nước.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ