Các nhà nghiên cứu đã sử dụng sóng viba để truyền tải 1,8 kW - đủ để chạy một ấm đun nước điện qua không khí tới một thiết bị thu điện cách đó 55m. "Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể gửi thành công một sản lượng điện gần 2kW thông qua sóng viba bằng thiết bị điều khiển định hướng tinh tế", phát ngôn viên của JAXA, Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản cho biết. Với bước đột phá mới trong việc truyền tải điện không dây của các nhà khoa học Nhật Bản, khả năng sử dụng các vệ tinh nhân tạo, điển hình như trạm không gian quốc tế (ISS) để hấp thu năng lượng mặt trời và truyền tải xuống trái đất sẽ không còn xa vời trong tương lai. JAXA dự kiến sẽ triển khai ý tưởng này để lập hệ thống vệ tinh truyền tải bằng sóng viba, gồm các tấm hấp thu ánh sáng mặt trời và ăng-ten, cách trái đất khoảng 36.000 km. Là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản phải nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu hóa thạch và ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu này khi buộc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011. Xuất phát từ ý tưởng xây dựng nhà máy điện mặt trời trên vũ trụ của các nhà nghiên cứu Mỹ những năm 1960, JAXA đang thúc đẩy chương trình xây dựng hệ thống điện mặt trời trong vũ trụ (SSPS) do Bộ Công nghiệp nước này tài trợ.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giớiGD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.