“Truy tìm” nguồn siêu phát thải

GD&TĐ - Nghiên cứu mới đồng thời đề ra mục tiêu cho phép tất cả người dùng, chính phủ và khu vực tư nhân có thể truy cập dữ liệu về khí thải.

Vệ tinh Carbon Mapper đầu tiên được dự kiến phóng vào năm 2023.
Vệ tinh Carbon Mapper đầu tiên được dự kiến phóng vào năm 2023.

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California đang cung cấp công cụ cho phép một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Carbon Mapper xác định và đo lường các nguồn điểm metan và carbon dioxide (CO2) từ không gian.

Dữ liệu do thiết bị thu thập sẽ giúp tìm ra các nguồn siêu phát thải gây ra một phần đáng kể lượng khí thải metan và CO2 trên toàn cầu.

Vệ tinh Carbon Mapper đầu tiên được dự kiến phóng vào năm 2023. JPL sẽ cung cấp một máy quang phổ hình ảnh hiện đại - công cụ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Trong đó, bao gồm một bức ảnh kỹ thuật số chia ánh sáng nhìn thấy thành ba màu - đỏ, xanh lá cây và xanh lam.

Ngoài ra, sẽ có một máy quang phổ hình ảnh chia ánh sáng thành hàng trăm màu. Từ đó, tiết lộ các dấu hiệu quang phổ độc đáo của những phân tử như metan và CO2 trong không khí.

JPL đã phát triển quang phổ từ những năm 1980. Những năm gần đây, phòng thí nghiệm đã sử dụng những máy ảnh này để đo khí trong khí quyển, bao gồm metan ở California. Máy quang phổ hình ảnh quay quanh Trái đất của Carbon Mapper sẽ có kích thước pixel khoảng 30 mét vuông.

Các máy quang phổ hình ảnh khác đang ở trên quỹ đạo có kích thước pixel lớn hơn. Do đó, chúng khó xác định chính xác vị trí của các nguồn có thể không nhìn thấy trên mặt đất, như vết nứt trên đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. 

“Với những hình ảnh có độ phân giải cao như vậy, không nghi ngờ gì về nguồn gốc của các chùm khí nhà kính. Công nghệ này cho phép các nhà nghiên cứu xác định, nghiên cứu và định lượng nguồn phát thải khí mạnh”, nhà khoa học Charles Miller của JPL, người đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu khí metan trên khắp thế giới, cho biết.

Carbon Mapper sẽ có một cổng dữ liệu mở, cung cấp liên tục các phát hiện, tăng tốc độ ứng phó với thảm họa và sửa chữa thiết bị công nghiệp bị lỗi.

Riley Duren - Giám đốc Điều hành của Carbon Mapper và là một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Arizona ở Tucson, cho biết: “Đây là thời điểm nhân loại đạt được tiến bộ quan trọng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.

Sứ mệnh của chúng tôi là giúp lấp đầy những khoảng trống trong hệ sinh thái toàn bằng cách cung cấp dữ liệu kịp thời, có thể hành động và truy cập được để đưa ra quyết định dựa trên khoa học”.

Theo Scitechdaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.