Nguồn gây ô nhiễm không khí do xe máy,ô tô chiếm đến 18% phát thải bụi PM 2.5

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo có rất đông các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, trường đại học và các tổ chức xã hội và doanh nghiệp liên quan đến từ TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nồng độ bụi trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị ở Việt Nam vào khoảng 28mg/m3, cao gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10mg/m3. Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có.

Liên tục nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TPHCM cũng xuất hiện mù quang hóa gây cản trở tầm nhìn. Với tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, tình hình ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang trở nên ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng trong tương lai nếu không có các chính sách, mục tiêu cụ thể và các hành động kịp thời.

Từ đó ông Nguyễn Thế Đồng - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT, có nhiều kiến nghị. Trong đó có các nội dung: Làm rõ điều khoản về phân vùng môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường; bổ sung điều khoản đánh giá sức chịu tải môi trường không khí, hạn ngạch xả thải; làm rõ điều khoản về trách nhiệm quản lý nhà nước theo hướng tăng cười phân cấp quyền/trách nhiệm cho địa phương/cơ sở quản lý trực tiếp; có quy định về quản lý kiểm soát mùi hôi; nâng cao hiệu quả xử phạt..

PGS - TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu chia sẻ tại hội thảo.
PGS - TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu chia sẻ tại hội thảo. 

Theo kết quả kiểm kê mới nhất của ĐH quốc gia TP.HCM, xe máy, ô tô chiếm đến 18% nguồn phát thải bụi PM2.5,  tiếp theo là thắng xe các loại và ma sát mặt đường (14%), hộ gia đình (14%), dệt may (13%)....

PGS - TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu cho biết: "Hiện nay trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 có 03 nội dung vẫn chưa được triển khai hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do quy trình kiểm soát chất lượng không khí chưa được thực sự triển khai ở cấp địa phương mà chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các địa phương phối hợp thực hiện, do Bộ TN&MT chủ trì, vì vậy địa phương chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quy định đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí của Việt Nam còn thiếu nghiêm ngặt so với các nước trên thế giới, có những tiêu chuẩn cao hơn gấp đôi so với tiêu chuẩn của WHO, chẳng hạn như PM10 và PM2.5.” 

TS Trần Ngọc Đăng- Giảng viên khoa Y tế cộng cộng- Trường ĐH Y Dược TPHCM chia sẻ tại hội thảo.
TS Trần Ngọc Đăng- Giảng viên khoa Y tế cộng cộng- Trường ĐH Y Dược TPHCM chia sẻ tại hội thảo. 

TS Trần Ngọc Đăng- Giảng viên khoa Y tế cộng cộng- Trường ĐH Y Dược TPHCM cho biết: Các chất Ô nhiễm không khí chính như: SO2, có chủ yếu do các nhà máy điện; NO2 do hoạt động giao thông đường bộ; O3 do phản ứng hóa học giữa ô nhiễm tự nhiên, giao thông: Bụi mịn (PM) là các hạt rắn hoặc giọt chất lỏng không khí, chủ yếu từ giao thông đường bộ , PM 2.5, PM 10. CO do hoạt động giao thông, đun nấu... Ô nhiễm không khí có tác động đến sức khỏe như tác động đến hệ hô hấp gây tắc nghẽn đường khí, viên phổi, tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng; Ô nhiễn không khí tác động đến hệ tim mạch, như ảnh hưởng đến hoạt động của tim, gây ra kích thích thần kinh và thay đổi nhịp tim, dẫn đến rối loạn tim có thể tử vong. Viên trong phổi cũng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho cơ tim...Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng dẫn đến gây ung thư...

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thảo luận về tầm quan trọng của của Luật không khí sạch và những bất cập trong chính sách hiện tại đối với vấn đề quản lý chất lượng không khí, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Luật bảo vệ môi trường về quản lý không khí... Các khuyến nghị và kết luận được rút ra từ hội thảo sẽ được gửi đến Bộ TN&MT và các cơ quan liên quan vào cuối tháng 12 năm nay. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.