Truy tìm cụ tổ bí ẩn của 830 triệu đàn ông châu Á

Một nghiên cứu cho thấy hơn 800 triệu nam giới ở châu Á ngày nay là hậu duệ của một trong số 11 nhà lãnh đạo thời xưa, bao gồm Thành Cát Tư Hãn.
Truy tìm cụ tổ bí ẩn của 830 triệu đàn ông châu Á

Các nhà di truyền của Đại học Leicester tại Anh phân tích nhiễm sắc thể Y của 5.321 nam giới trong 127 cộng đồng dân cư tại Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Mông Cổ, Trung Đông để tìm hiểu nguồn gốc của họ. Nhiễm sắc thể Y là thứ chỉ tồn tại trong cơ thể đàn ông.

Nhóm nghiên cứu tìm ra 11 kiểu sắp xếp phổ biến nhất trong nhiễm sắc thể Y của nam giới châu Á, nghĩa là chúng thuộc về 11 người đàn ông từng sống từ năm 2100 trước Công nguyên. Chắc chắn những người đàn ông ấy phải nắm vai trò lãnh đạo mới có thể sinh nhiều con.

Từ 11 kiểu sắp xếp phổ biến nhất ở nhiễm sắc thể Y, các nhà di truyền của Đại học Leicester có thể truy ra nguồn gốc của từng nam giới. Họ nhận thấy 37,8% trong số 5.321 đàn ông mà họ tìm hiểu là hậu duệ của một người. Nếu áp dụng tỷ lệ đó vào toàn bộ nam giới châu Á, khoảng 830 triệu người mang nhiễm sắc thể Y của một trong số 11 nhà lãnh đạo từ thời kỳ trước Công nguyên, Daily Mail đưa tin.

Mô tả ảnh.
Một bức họa chân dung Thành Cát Tư Hãn, một trong những người đàn ông có hàng triệu hậu duệ. Ảnh: biography.com

Giác Xương An (mất năm 1582) là một trong số những nam giới có hàng triệu hậu duệ. Theo kết quả phân tích từ một nghiên cứu trước đây, hơn 1,5 triệu nam giới ở Trung Quốc và Mông Cổ là hậu duệ của ông. Cháu nội của Giác Xương An là người sáng lập một đất nước mà về sau trở thành nhà Thanh - triều đại thống trị Trung Quốc từ năm 1644 tới năm 1912. Sinh thời ông có rất nhiều vợ và thê thiếp nên số lượng hậu duệ rất lớn. Vì thế khả năng Giác Xương An là một trong số 11 người có nhiều hậu duệ nhất châu Á khá cao.

Một nghiên cứu vào năm 2003 từng kết luận khoảng 16 triệu nam giới châu Á là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn (1163-1227), người sáng lập Đế quốc Mông Cổ và từng chinh phục rất nhiều lãnh thổ xung quanh như Trung Quốc, Pakistan, Triều Tiên, Iran và phía nam nước Nga. Đế chế của ông tồn tại trong 80 năm và trải dài từ châu Á sang châu Âu - nghĩa là hậu duệ của ông có rất nhiều cơ hội để phát tán gene của họ. Với những yếu tố ấy, giới nghiên cứu có thể nghĩ tới khả năng Thành Cát Tư Hãn là tổ tiên của 830 triệu nam giới.

Tom Robinson, một giáo sư ngành kế toán tại Anh, là người đàn ông đầu tiên bên ngoài châu Á phát hiện ra rằng ông là hậu bối của Thành Cát Tư Hãn. Cụ tổ mấy đời trước của Tom tới từ vùng Caucasus gần Biển Đen.

Giáo sư Mark Jobling, trưởng nhóm nghiên cứu, thừa nhận rằng ông và các cộng sự cần nghiên cứu thêm trước khi xác định chính xác 11 người đàn ông có nhiều hậu duệ nhất ở châu Á.

"Địa vị xã hội cao là yếu tố quan trọng nhất trong việc để lại nhiều con, cháu. Những người đàn ông có quyền lực lớn và khả năng sinh sản cao thời xưa thường lấy nhiều vợ", Mark bình luận trong một báo cáo trên tạp chí European of Human Genetics.

Cách duy nhất để xác định chính xác danh tính của 11 người đàn ông có nhiều hậu duệ nhất châu Á là tìm hài cốt của họ rồi lấy DNA để phân tích. Chẳng hạn, nếu nhóm nghiên cứu tìm thấy mộ của Thành Cát Tư Hãn, họ sẽ phải phân tích DNA của hàng chục triệu nam giới châu Á.

Theo Phunutoday
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.