Thời gian qua, tại nhiều công trình đang thi công ở TP HCM đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho gia đình nhiều người lao động mà đang tạo nên nỗi bất an cho người dân trên địa bàn.
Cách đây ít tháng, tại một công trình xây dựng trung tâm thương mại trên đường Phạm Văn Đồng phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, do bất cẩn trong khi thi công, 3 công nhân bị rơi từ tầng 3 xuống đất bị trọng thương. Cũng thời gian này, 2 công nhân khác bị rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong tại chỗ do sập giàn giáo tại công trình xây dựng dự án căn hộ Saigonhomes, ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.
Người đi đường bị ván rơi từ công trình xây dựng rơi xuống đầu. |
Mới đây nhất, ngày 5/3, một thanh niên đi xe máy khi lưu thông tại nút giao đường Ấp Bắc - Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình thì bị 1 miếng ván gỗ có chiều dài hơn 1m rơi trúng đầu, khiến mũ bảo hiểm bể nát, nam thanh niên ngã xuống đường bất tỉnh tại chỗ.
Đây chỉ là một trong những vụ điển hình cho thấy an toàn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn TP HCM đang ở mức báo động.
Ông Trần Thanh Nam, ở quận Tân Bình cho rằng: “Đi ngang các công trình xây dựng bà con sợ lắm. Tôi cũng lo lắng cho an toàn của mình và mọi người. Đã có vụ vật liệu rớt xuống đường nên ai cũng sợ”.
Tai nạn lao động xảy ra gần đây đang có chiều hướng gia tăng về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng. Không ít lao động đã thiệt mạng, song sự vào cuộc của cơ quan chức năng để giảm thiểu những vụ việc thương tâm dường như vẫn chưa đâu vào đâu.
Chính vì vậy, theo anh Phan Văn Toàn, ở quận 3, thực trạng này đang làm cho người dân bức xúc: “Vừa rồi có vụ vật liệu xây dựng rơi trúng người đi trên đường Cộng Hòa thấy nguy hiểm quá, gây ảnh hưởng rất nhiều người tham gia giao thông bên dưới. Vì vậy cơ quan chức năng cần phải giám sát kiểm tra chặt chẽ những công trình như thế này”.
Người dân TP HCM ám ảnh sợ hãi khi đi ngang các công trình xây dựng. |
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, năm 2018, trên địa bàn đã xảy ra gần 1.267 vụ tai nạn liên quan đến an toàn lao động, tổng số người gặp nạn lên tới gần 1.300 người. Trong đó, việc thi công không đảm bảo an toàn đã làm chết 89 người và hơn 200 người bị thương nặng.
Riêng 3 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP cũng xảy ra hàng loạt vụ tai nạn do thi công công trình không đảm bảo an toàn lao động.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm & An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết, tai nạn lao động trên địa bàn đang diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Do nhu cầu nâng cấp hạ tầng cũng như xây dựng các chung cư cao tầng, nhà ở dân dụng rất nhiều nên số lượng lao động phổ thông rất lớn.
Trong khi, hầu hết số lao động này không được tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động; còn chủ sủ dụng lao động thì vẫn lơ là, chủ quan. Ông Nguyễn Quốc Việt cho biết: “Trong thời gian tới, đối những trường hợp đã để xảy ra tai nạn có thương vong do mất an toàn lao động thì Thanh tra sở sẽ lập đoàn điều tra xử lý. Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ đề nghị cơ quan tố tụng truy tố trách nhiệm hình sự và xử phạt nghiêm hành chính với mức phạt cao”.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, sở dĩ công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động chưa tốt là do chế tài xử lý chưa nghiêm nên tính răn đe còn thấp. Hiện rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xảy ra vi pham lao động dẫn đến chết người.
Do vậy, cần có thay đổi chế tài xử phạt và sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của các ngành chức năng mới giảm thiểu tai nạn.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, năm 2018, trên địa bàn đã xảy ra gần 1.267 vụ tai nạn liên quan đến an toàn lao động, tổng số người gặp nạn lên tới gần 1.300 người. Trong đó, việc thi công không đảm bảo an toàn đã làm chết 89 người và hơn 200 người bị thương nặng.
Riêng 3 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP cũng xảy ra hàng loạt vụ tai nạn do thi công công trình không đảm bảo an toàn lao động.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm & An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết, tai nạn lao động trên địa bàn đang diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng. Do nhu cầu nâng cấp hạ tầng cũng như xây dựng các chung cư cao tầng, nhà ở dân dụng rất nhiều nên số lượng lao động phổ thông rất lớn.
Trong khi, hầu hết số lao động này không được tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động; còn chủ sủ dụng lao động thì vẫn lơ là, chủ quan. Ông Nguyễn Quốc Việt cho biết: “Trong thời gian tới, đối những trường hợp đã để xảy ra tai nạn có thương vong do mất an toàn lao động thì Thanh tra sở sẽ lập đoàn điều tra xử lý. Nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ đề nghị cơ quan tố tụng truy tố trách nhiệm hình sự và xử phạt nghiêm hành chính với mức phạt cao”.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, sở dĩ công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động chưa tốt là do chế tài xử lý chưa nghiêm nên tính răn đe còn thấp. Hiện rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xảy ra vi pham lao động dẫn đến chết người.
Do vậy, cần có thay đổi chế tài xử phạt và sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của các ngành chức năng mới giảm thiểu tai nạn.