Trường Tiểu học số 2 xã Mường Pồn: Nơi ‘thắp sáng’ những ước mơ

GD&TĐ - Hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, trường Tiểu học số 2 xã Mường Pồn đang là nơi “thắp sáng” những ước mơ cho trẻ nhỏ vùng cao nơi đây.

Tiếp nhận quà từ chương trình thiện nguyện.
Tiếp nhận quà từ chương trình thiện nguyện.

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 25 km về phía Tây bắc, theo Quốc lộ 12, xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên là mảnh đất ghi dấu một thời lửa đạn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đó có ngôi trường yêu dấu mang tên Trường Tiểu học số 2 xã Mường Pồn.

Ngôi trường được thành lập từ năm 2009, được chia tách từ trường PTDTBTTH Mường Pồn.

th-muong-pon-so-2-1.jpg
Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được nhà trường quan tâm.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tính đến nay là 22 người. Tổ chức Đảng gồm 1 chi bộ với 13 đảng viên, Chi bộ luôn giữ vững danh hiệu hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường luôn được đánh giá và ghi nhận là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trường được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia mức độ I, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đạt mức độ II.

Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, các thầy cô giáo trong nhà trường luôn yêu nghề, yêu học sinh, vượt khó khăn, luôn là tấm gương cho các em học sinh. Nhà trường có những thầy cô tâm huyết với nghề, xứng đáng là cơ sở giáo dục tin cậy để nhân dân gửi gắm con em mình.

th-muong-pon-so-2-2.jpg
Bê tông hóa cổng trường giúp việc đi lại của thầy trò nhà trường được thuận tiện.

Nhiều năm trước, bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) - nơi xây dựng mái trường luôn nằm trong danh sách địa bàn phức tạp về tình hình tội phạm ma túy, trộm cắp… Với tinh thần trách nhiệm, sự năng nổ, xung kích của các thầy cô, đặc biệt là sự chỉ đạo, nhiệt tình của cô Mạc Thị Sâm - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường.

Dưới sự dẫn dắt của cô Mạc Thị Sâm - công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường được phát huy tốt. Trong những năm qua, nhà trường đón nhận được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, áo ấm của các mạnh thường quân từ mọi miền đất nước.

Ngay từ đầu các năm học đã có các nguồn XHH giúp các em có HCKK

Có thể kể đến như, năm 2017 - 2018 một số gia đình tại điểm bản Huổi Ké, bản Lĩnh không muốn con em xuống trung tâm học. Tuy nhiên với lòng nhiệt tình, sự tận tụy và kiên trì, các thầy cô đã thuyết phục được học sinh đến trung tâm kể cả học sinh lớp 1.

th-muong-pon-so-2-3.jpg
Hình ảnh vận động học sinh điểm Huổi Ké đến trường.

Đến nay, Phụ huynh học sinh rất tin tưởng vào sự chăm sóc và nuôi dạy con em mình.

Cho đến nay, trải qua bao khó khăn, vất vả ngôi trường là nơi các em muốn đến, muốn học. Có những học sinh ra trường đã lâu nhưng mỗi dịp về chơi không quên ghé thăm trường, thăm thầy cô đã từng nâng bước. Có em còn bày tỏ: “ Em nhớ nhất ngôi trường này vì em thấy các thầy cô rất quan tâm, rất yêu quý học trò”.

Trong các năm gần đây nhà trường cũng đã mở được nhiều lớp xóa mù chữ.

th-muong-pon-so-2-4.jpg
Khai giảng lớp xóa mù chữ giai đoạn 2.

Có thể nói, với những năm công tác tại nhà trường, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “trồng người”, các thầy cô trong trường đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Đó là những tấm gương điển hình vượt khó, tận tụy, hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp, là tấm gương sáng trong ngành giáo dục.

Trong bộn bề gian khó song tập thể sư phạm ở đây luôn tràn đầy quyết tâm sẽ tiếp tục đóng góp sự nghiệp giáo dục của xã, huyện và tỉnh nói chung để ngôi trường này luôn là nơi “chắp cánh” cho ước mơ của các em được bay xa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.