Trường THPT Lam Hồng đón Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

GD&TĐ - Ngày 20/11, Trường THPT Lam Hồng (Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trường THPT Lam Hồng vinh dự đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trường THPT Lam Hồng vinh dự đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi đã ký Quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho Trường THPT Lam Hồng (Hà Nội) vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" năm học 2023-2024.

Trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy và trò Trường THPT Lam Hồng vinh dự được đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sau quá trình nỗ lực, phấn đấu của tập thể thầy trò nhà trường thời gian vừa qua.

lam-4.jpg
Trường THPT Lam Hồng có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, đồng bộ và có 1.556 học sinh đang theo học.

Đây là sự ghi nhận đáng trân trọng của lãnh đạo Bộ GD&ĐT; khẳng định sự đúng đắn trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo hội đồng trường, đứng đầu là bà Nguyễn Thị Duyên - Chủ tịch Hội đồng trường cùng sự nỗ lực của BGH, hội đồng tư vấn chuyên môn và tập thể sư phạm nhà trường.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Duyên - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Lam Hồng nhấn mạnh, Bằng khen của Bộ GD&ĐT là nguồn động lực to lớn để thầy trò tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định thương hiệu của ngôi trường 25 năm tuổi. Đây là thành tích mà không phải trường tư thục nào cũng vinh dự được nhận.

lam-2.jpg
Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong quản lý, giảng dạy.

"Để tạo nên những thành tích trong suốt thời gian qua có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo của Hội đồng trường, tinh thần nỗ lực của các thầy cô giáo, học sinh còn có sự đồng hành, chia sẻ rất lớn từ phía các bậc cha mẹ học sinh. Nhà trường sẽ tiếp tục cố gắng, phát huy thành tích đã đạt được để đưa chất lượng giáo dục ngày càng đạt những dấu mốc mới trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Duyên chia sẻ thêm.

Thành lập từ năm 1999 với bộn bề khó khăn, Hội đồng quản trị nhà trường đã từng bước đầu tư mở rộng khuôn viên, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhiều hạng mục, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy và học. Nhà trường đã có hệ thống cơ sở vật chất khang trang thuộc tốp đầu của các trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội.

lam-1.jpg
Tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên nhà trường tọa đàm nhân dịp 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Hiện tại, trường rộng gần 7.000 m2 gồm 3 dãy nhà với gần 40 phòng học; dãy nhà hiệu bộ 4 tầng gồm các phòng truyền thống, tư vấn học đường, Tin học, Tiếng Anh, Hướng nghiệp, Thư viện, Y tế, thực hành – thí nghiệm. Tất cả các phòng chuyên môn đều được trang bị máy chiếu, tivi màn hình cỡ lớn, bảng thông minh, điều hòa nhiệt độ, bàn ghế hiện đại và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy học.

Năm học 2024 – 2025, toàn trường có tổng 37 lớp với 1.556 học sinh. Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng không ngừng được nâng cao. Xếp loại đạo đức hàng năm của học sinh loại Tốt, Khá đạt trên 90%. Tỉ lệ học sinh xếp loại văn hóa hàng năm loại Giỏi, Khá đạt trên 60%.

Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm gần đây đạt 100%. Nhiều em đỗ vào các trường đại học tốp đầu như: Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐHQG Hà Nội...

Nhà trường đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, trường học hạnh phúc, các em học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Các thầy cô năng động và sáng tạo sử dụng, vận dụng dạy học hiện đại để tạo nên những tiết học hấp dẫn, vui vẻ, đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Học mà vui, vui mà học đó là phương châm giáo dục của nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.

Cán bộ Trung đội 11 (Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 3-Sao Vàng, Quân khu 1) hướng dẫn chiến sĩ mới cách đặt mũ. Ảnh: Lê Quang Hội

Màu xanh áo lính

GD&TĐ - Ngày còn trong quân ngũ, tôi thường nhận được những cánh thư tay của bạn bè, người thân gửi đến.