Trường liên cấp Tây Hà Nội tổ chức ngày hội đọc sách

GD&TĐ - “Đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn” là chủ đề ngày hội sách Trường liên cấp Tây Hà Nội (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức chiều 20/4.

Học sinh tham gia Ngày hội đọc sách chủ đề “Đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn”.
Học sinh tham gia Ngày hội đọc sách chủ đề “Đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn”.

Ngày hội là “trạm” cuối cùng trong chuỗi 4 hoạt động của nhà trường hướng tới chào mừng kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Theo đó, từ ngày 6 đến 14, học sinh sẽ có những hoạt động chụp ảnh cùng với sách, lưu giữ lại những khoảng khắc đẹp trong hoạt động đọc sách để khởi động ngày hội.

Từ ngày 12 đến 19/4, học sinh các khối chuẩn bị một tiết mục hóa trang thành nhân vật trong một cuốn sách và giới thiệu về nhân vật đó. Qua trạm này, học sinh sẽ rèn luyện cho bản thân kỹ năng thuyết trình.

Từ 19/4 đến 20/4, nhà trường phát động học sinh tập hợp những cuốn sách cũ đã đọc để mang tới Ngày hội đọc sách đổi lấy sách mới. Những cuốn sách học sinh đã đọc sẽ được tổng hợp để xây dựng tủ sách “yêu thương” và chuyển đến cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao tổ quốc. Qua hoạt động này, nhà trường mong muốn học sinh được bồi đắp thêm những giá trị của lòng yêu thương và sự sẻ chia.

Ngày hội đọc sách chính thức chiều 20/4 diễn ra nhiều hoạt động phong phú: Đổi sách; thưởng thức cafe và đọc sách; giao lưu và trải nghiệm đọc sách. Học sinh sẽ mang sách đến đổi cùng chia sẻ tri thức với cộng đồng. Học sinh thay vì trên tay các thiết bị điện tử sẽ thưởng thức cafe đọc sách, lắng đọc trong không gian văn hóa.

Nhiều hoạt động lý thú trong ngày hội giúp học sinh hào hứng với sách.

Nhiều hoạt động lý thú trong ngày hội giúp học sinh hào hứng với sách.

Cô Nguyễn Ngọc Anh - Trưởng ban tổ chức “Ngày hội đọc sách” chia sẻ: Với sứ mệnh kiến tạo nên những bạn đọc có văn hóa đọc, để mỗi học sinh đều coi trọng giá trị của việc đọc sách, nhà trường đã sớm đưa đọc sách trở thành một tiết học trong thời khóa biểu. Hiện nay, trường đang sở hữu 2 thư viện lớn cho học sinh tiểu học và THCS với hơn 7000 đầu sách. Tại nhà trường, thói quen đọc sách đã sớm được hình thành và trở thành hoạt động quen thuộc hằng ngày của mỗi học sinh.

Để phát triển văn hoá đọc, cô Nguyễn Ngọc Anh cho rằng, trước hết cần rèn học sinh theo các chuẩn mực: Thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc. Cụ thể, xây dựng, hình thành và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường và cộng đồng; cải thiện môi trường đọc, góp phần phát triển tư duy, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...