Trường hợp nào thì được hưởng phụ cấp ban đầu?

Trường hợp nào thì được hưởng phụ cấp ban đầu?

(GD&TĐ) - Hỏi: Một người có hộ khẩu ở vùng khó khăn, sau học xong về tại địa phương công tác, như vậy có được hưởng trợ cấp ban đầu hay không? Trường ở nơi khác đến công tác tại vùng khó khăn từ năm 2005 và đã hết hưởng thu hút 70% nay đã chuyển hộ khẩu đến vùng khó khăn (tại nơi công tác) năm 2012 như vậy có tiếp tục được hưởng thu hut theo NĐ 19 hay không? – Trần Toàn (toanlinhiapa@gmail.com).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

* Trả lời:

Trợ cấp ban đầu được quy định tại Điều 10 của Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) cho một người. Ủy ban nhân dân cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuyển đến địa phương.

Như vậy theo quy định trên và theo thư bạn viết, bạn không phải là nhà giáo được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, do đó trường hợp của bạn sẽ không được hưởng trợ cấp ban đầu theo Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP.

Vấn đề thứ hai bạn quan tâm đó là phụ cấp thu hút theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp nếu bạn đã hết thời hạn công tác theo quy định mà cơ quan quản lý giáo dục đã sắp xếp, bố trí để bạn có thể luân chuyển công tác về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội nhưng bạn không chuyển mà tình nguyện ở lại; căn cứ vào các chính sách hiện hành (NĐ: 61/2006/NĐ-CP; NĐ: 116/2010/NĐ-CP, NĐ: 19/2013/NĐ-CP), trường hợp này bạn sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên theo chúng tôi, bạn có thể nhờ Ban giám hiệu nhà trường, phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT nơi bạn công tác để được giải đáp và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bạn.

Thông tin có giá trị tham khảo, không dùng để tố tụng pháp luật

GD&TĐ Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.