Trường học Mỹ lao đao vì dịch Ebola

GD&TĐ - Chính phủ các quốc gia tại vùng tâm dịch như Guinea, Liberia và Sierra Leone đã tuyên bố tạm thời đóng cửa toàn bộ các trường học trong cả tháng hoặc vô thời hạn để ngăn chặn việc virus Ebola chết người bùng phát

Một người phụ nữ Liberia đang đọc thông tin trên tấm poster về cách phòng chống dịch bệnh Ebola. (Ảnh: European Pressphoto Agency)
Một người phụ nữ Liberia đang đọc thông tin trên tấm poster về cách phòng chống dịch bệnh Ebola. (Ảnh: European Pressphoto Agency)

Điều này vô tình đẩy các trường của Mỹ phải tạm hoãn các chương trình trao đổi đào tạo tại Tây Phi.

Đồng loạt ngừng các chương trình trao đổi

Các trường đại học tại Mỹ đã lên kế hoạch ngừng các chương trình đào tạo tại Tây Phi do bùng phát dịch Ebola.

Cuối tháng trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã cảnh báo người dân Mỹ tạm hoãn đến các quốc gia như: Guinea, Liberia và Sierra Leone để tránh nguy cơ nhiễm virus Ebola. Tính tới thời điểm đó, bệnh dịch này đã lây nhiễm cho hơn 1.700 người ở các quốc gia này; và đã công bố có hơn 960 người tử vong.

Kể đầu tháng 8, một số trường ở Mỹ thông báo đã không còn đưa sinh viên tới những khu vực này. Cụ thể, trường Đại học Illinois ở Urbana-Champaign đã hoãn chương trình đào tạo tại Sierra Leone trong học kỳ này. 

Tuy nhiên, Andrea Bordeau – Cố vấn nghiên cứu các vấn đề Quốc tế tại Văn phòng các trường học ở nước ngoài cho biết: “Các chương trình trao đổi đào tạo vào mùa xuân phổ biến hơn mùa thu, cho nên quyết định này không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên trong học kỳ này”.

Khoảng 10 sinh viên đã nộp đơn cho học kỳ mùa đông còn học kỳ mùa xuân thì vẫn đang bị bỏ lửng – ông Bo White, Trợ lý giám đốc của nhà trường về vấn đề Sức khỏe và An toàn quốc tế cho hay. 

Theo ông này, một nhân viên của trường còn mắc kẹt tại vùng dịch hiện đã trở về nước và một số hoạt động nghiên cứu sẽ phải bị hoãn lại. 

Nhà trường sẽ theo dõi tình hình trước khi quyết định thời điểm tiếp tục chương trình đào tạo truyền thống vốn đã được thực hiện trong bốn thập kỷ qua.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình trong toàn bộ học kỳ mùa thu. Mục đích thực sự của chúng tôi là cân bằng giữa hiệu quả của chương trình đào tạo với việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe của sinh viên”, ông Bordeau chia sẻ.

Đảm bảo tối đa an toàn sức khỏe cho sinh viên

Đại học New York cũng đã phát đi thông báo sẽ không đưa sinh viên trong chương trình trao đổi đào tạo tới Ghana trong mùa thu. 

Ghana dù chưa có bất kỳ trường hợp nhiễm Ebola nào nhưng quốc gia này có vị trí địa lý nằm giữa các quốc gia Tây Phi - trung tâm của sự bùng phát dịch bệnh. 

Cụ thể, Guinea, Sierra Leone và Liberia - và Nigeria, đã ghi nhận ít nhất 10 trường hợp lây nhiễm Ebola kể từ khi một người Mỹ tới đây mắc bệnh và qua đời hồi cuối tháng 7.

“Quyết định tạm ngưng các lớp học cho mùa thu này là để ngăn chặn ngay lập tức nguy cơ sinh viên có thể nhiễm virus Ebola" - Carlo Ciotoli, Phó Chủ tịch phụ trách sức khỏe sinh viên cho biết.

Người này cho biết thêm, mối quan tâm hàng đầu của trường hiện nay là có thể đưa những sinh viên ra khỏi vùng dịch một cách nhanh chóng để ngăn chặn khả năng lây lan virus sang các khu vực khác tại Gana, hạn chế tình trạng bùng phát dịch hiện nay ở Tây Phi.

Trường Đại học New York dự kiến sẽ tiếp tục chương trình đào tạo tại Ghana vào tháng Giêng năm sau. Với 11 sinh viên dự kiến sang Tây Phi vào mùa thu này, trường đang tìm giải pháp thay thế bằng việc hỗ trợ tìm lựa chọn địa điểm đào tạo khác. 

Đồng thời, trường này cũng tạm ngừng hoạt động trao đổi đào tạo tại Tel Aviv vào mùa thu này bởi tình trạng bất ổn ở dải Gaza.

Ngoài ra, Hiệu trưởng và Giám đốc phụ trách dịch vụ y tế tại Trường Đại học Harvard đã phát đi một thư điện tử chính thức thông báo việc đối mặt với dịch bệnh này. 

Theo đó, trường này khuyến nghị bất cứ cán bộ giảng viên và sinh viên nào đi du lịch đến khu vực có dịch, cần đến kiểm tra tại Văn phòng Y tế Đại học Harvard trong vòng ba ngày từ khi xuất cảnh từ bất cứ quốc gia nào có dịch Ebola.

Hiện tại, trường đã liên lạc với những người trong cộng đồng Harvard gần đây đã tới các nước Tây Phi để cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ. Thông báo này được phát đi rộng rãi phòng trường hợp nhiều giảng viên, sinh viên và nhân viên tại trường bị bỏ sót và chưa được liên lạc.

Thông báo của trường Harvard cũng lưu ý: Tất cả những người thuộc đối tượng trên sẽ được tư vấn kĩ càng về những việc cần làm trước khi chính thức trở lại trường.

Theo USAtoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.

Lễ cúng rừng Nà Hẩu vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Độc đáo 'Tết rừng' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, Yên Bái) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ảnh chụp từ trailer.

Thưởng thức kịch 'Dưới bóng giai nhân'

GD&TĐ - Nhà hát Kịch Idecaf tiếp tục công diễn vở “Dưới bóng giai nhân” (tác giả - đạo diễn: Quang Thảo) lúc 19 giờ 30 ngày 19/1 tại Nhà hát Bến Thành.