Trường học Lào Cai hưởng lợi từ Chương trình phát triển nông thôn mới

GD&TĐ - Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới thuộc lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025 giúp nhiều trường học vùng sâu vùng xa hưởng lợi.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Bản Khoang - TX Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ảnh: NTCC.
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Bản Khoang - TX Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ảnh: NTCC.

Cơ sở vật chất mới

Thực hiện kế hoạch 282/KH-UBND của UBND tỉnh Lào Cai nhằm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, thời gian qua ngành GD&ĐT tỉnh này đã nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nông thôn, trong đó chú trọng duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học.

Đặc biệt, về cơ sở vật chất đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng phòng học, phòng học bộ môn và các công trình phụ trợ giai đoạn 2021-2025 theo nội dung của các Kế hoạch số 98 năm 2024, Kế hoạch số 282 năm 2022 UBND tỉnh Lào Cai.

Theo đó, tính riêng năm học 2024 - 2025, với tổng số gần 600 trường, tỉnh Lào Cai đã đầu tư cơ sở vật chất hơn 300 tỷ đồng, xây mới 400 phòng học trên tiêu chí đặt ưu tiên hàng đầu vào đầu tư, bổ sung thiết bị dạy học cho các trường ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục. Đến hết năm 2025, Lào Cai quyết tâm hoàn thành mục tiêu toàn tỉnh đạt 72% trường chuẩn quốc gia.

Song song với đó, các trường học vùng cao cũng được đầu tư sát sao trong giai đoạn 1 (2021 – 2025) của Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg). Cụ thể, Bộ GD&ĐT chỉ đạo nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất khối phòng, công trình phục vụ nhu cầu học tập, ăn ở; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số.

cai-3.jpg
Phòng Tin học được trang bị máy tính kết nối internet giúp học sinh dễ dàng tìm kiếm tài liệu học tập.

Chia sẻ về những chuyển biến tích cực xuất phát từ Chương trình MTQG, thầy Hoàng Hồng Giang - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bản Khoang (TX Sa Pa, Lào Cai) cho hay: “Nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo Chương trình GDPT 2018, giai đoạn 2021 – 2025, hằng năm nhà trường luôn nhận được thiết bị, đồ dùng dạy học, nhất là thiết bị tối thiểu chuyên dụng được đầu tư thường niên theo lộ trình từng lớp”.

Thầy Giang cũng cho biết thêm, trong khuôn khổ Chương trình MTQG đối với vùng dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất nhà trường luôn được đầu tư có hệ thống, cơ bản đồng bộ, đảm bảo và đáp ứng nhu cầu dạy học bao gồm phòng học tập và và phòng học bộ môn đến thiết bị, đồ dùng tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hiện nay toàn bộ các lớp trong nhà trường đều được trang bị Tivi 75 inch kết nối mạng. Đây là tiêu chuẩn phòng học cơ bản kể cả ở trường chính lẫn điểm trường xa. Những năm gần đây, phòng tin học cũng đã được đầu tư đảm bảo đủ máy tính và được kết nối mạng cho học sinh học tập.

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

cai-4.jpg
Học sinh được hưởng lợi từ Chương trình Nông thôn mới.

"Với những thay đổi mang mang tính bước ngoặt như trên, trong thời gian tới chúng tôi cũng đã nhận được thông tin chuẩn bị xây dựng thêm phòng học thông minh nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập bộ môn tiếng Anh”, thầy Hoàng Hồng Giang chia sẻ.

Đến nay, ngoài các công trình chức năng phục vụ các bộ môn chính, các môn học năng khiếu khác cũng được đáp ứng cơ bản về thiết bị và đồ dùng dạy học như Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Bên cạnh đó là trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh bán trú gồm sân chơi bãi tập, dụng cụ thể dục thể thao, trang thiết bị trong phòng ở như giường, tủ...

Bên cạnh phát triển cơ sở vật chất, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai còn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ (XMC). Theo đó tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội, các địa phương với ngành GD&ĐT để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCGD. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo PCGD, XMC các cấp.

Ngành giáo dục chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về những kết quả của đổi mới giáo dục, của công tác PCGD, XMC đối với nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo; tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chia sẻ với Báo GD&TĐ, thầy Hoàng Hồng Giang cho biết, 5 năm trở lại đây, nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề vận động trò đến lớp và đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp ở mức cao, duy trì trong nhiều năm, góp phần vào hoàn thành tiêu chí số 14 trong giáo dục và đào tạo của địa phương về đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trong nhà trường luôn đạt 100%, đó là thành tựu quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương nói riêng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Du khách đổ về Đền Am Tiên ngày đầu năm mới.

Đỉnh ngàn Nưa (Thanh Hóa): Đất thiêng hút khách

GD&TĐ - Không chỉ được biết đến là nơi Bà Triệu dấy binh đánh tan quân xâm lược phương Bắc, núi Nưa ở tỉnh Thanh Hóa còn là một trong những nơi có huyệt đạo linh thiêng bậc nhất nước ta. 

Canada là điểm đến du học hàng đầu thế giới.

Canada giảm 45% số giấy phép du học

GD&TĐ - Trong 10 tháng đầu năm 2024, số giấy phép du học được Bộ Di trú Canada (IRCC) cấp mới đã giảm tới 45%, đạt 280 nghìn giấy phép.

ThS.BS Phạm Thành Trung chia sẻ kiến thức da liễu cho sinh viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: NVCC

Sinh viên sống 'healthy' khó không?

GD&TĐ - Gen Z - thế hệ được biết đến với sự trẻ trung và năng động nhưng nhiều người trẻ trong lứa tuổi này đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo.

Giống dừa nước được bảo tồn bằng công nghệ ADN.

Bảo tồn gene cây dừa nước

GD&TĐ - Cây dừa nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, nhóm các nhà khoa học đã lên kế hoạch bảo tồn gene loài này.