Trường điều dưỡng Nhật Bản mừng và lo với luật nhập cư mới

GD&TĐ - Luật nhập cư mới cho phép các trường điều dưỡng mở toang cánh cửa tuyển sinh học viên quốc tế. Tuy nhiên, khi số lượng học viên tăng vọt thì cũng song hành với nỗi lo chất lượng đào tạo giảm…

Trường điều dưỡng Nhật Bản mừng và lo với luật nhập cư mới

Rộng cửa tuyển học viên nước ngoài

Trường Cao đẳng Giáo dục Phúc lợi Nhật Bản (JWEC) tại Tokyo đã thay đổi đáng kể chỉ trong vài năm qua. Trong 30 năm hoạt động, hiếm khi có một học viên quốc tế nào đi qua cánh cổng trường. Nhưng năm nay, gần 1 trong 6 học viên năm nhất ở khoa Chăm sóc người già đến từ các nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

Khi kết thúc chương trình đào tạo 2 năm, họ sẽ dự kì thi quốc gia và nếu đỗ sẽ làm việc tại đất nước già hoá nhanh nhất tại châu Á.

Sự thay đổi đột ngột này là nhờ vào chính sách nới lỏng quy định thị thực nhằm đưa thêm nhiều người nước ngoài đến làm việc trong ngành chăm sóc người già đang thiếu trầm trọng nhân lực ở Nhật Bản. Vào tháng 9, khi luật nhập cư mới có hiệu lực, học viên nước ngoài nếu đậu giấy phép điều dưỡng quốc gia có thể sống và làm việc tại Nhật tới 5 năm – hình thức cư trú dài hạn có thể được gia hạn vô thời hạn.

Tuy nhiên JWEC, trường hiện cũng có 10 học viên nước ngoài đang học năm thứ hai, thừa nhận làn sóng học viên nước ngoài đổ tới quá nhanh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ngoài dự tính – trường chưa chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, học viên thiếu từ vựng chuyên ngành, nhiều người loay hoay vừa học vừa làm thêm…

Các chuyên gia cảnh báo rằng, sự tuyển sinh ồ ạt có thể khiến giảm sút chất lượng nhân lực trong ngành điều dưỡng.

JWEC là một trong một số trường gặp khó khăn khi số học viên tăng vọt. Năm nay, 591 học viên nước ngoài vào học các trường chăm sóc người già tại Nhật Bản, gấp gần 35 lần so với chỉ 17 học viên năm 2014. Học viên từ Việt Nam, Nepal và Philippines chiếm gần 75% học viên nước ngoài.

Còn nhiều trở ngại

Mở rộng cánh cửa nhập cư đối với học viên điều dưỡng nằm trong chính sách bổ sung nhân lực điều dưỡng của Nhật Bản.

Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 10.000 người châu Á tới làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng trong 3 năm tới nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân lực.

Nhật Bản đang thiếu trầm trọng lao động ở cả nhiều ngành nghề khác. Hồi tháng 4 năm nay, tỉ lệ kiếm được việc làm của ứng viên xin việc còn cao hơn cả thời kì bong bóng kinh tế những năm 1980. Tình trạng đặc biệt trầm trọng ở lĩnh vực điều dưỡng. Sách trắng của chính phủ công bố hồi tháng 5 nói rằng ngành này thiếu 370.000 lao động đến năm 2025, riêng tại Tokyo thiếu 35.800 lao động.

Năm ngoái, chính phủ Nhật đã bổ sung dịch vụ điều dưỡng vào danh sách những lĩnh vực được phép cung cấp các chương trình đào tạo kĩ thuật dành cho người nước ngoài. Bên cạnh đó mở kì thi cấp giấy phép điều dưỡng quốc gia vào năm 2018.

Mong muốn tận dụng lợi thế sửa đổi luật cư trú cho người nước ngoài, Hiệp hội Các cơ sở y tế Lão khoa xem xét lập 1 quỹ học bổng dành cho điều dưỡng viên tương lai – giúp họ vừa học vừa làm cũng như tìm việc sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên vẫn còn những rào cản, như rào cản ngôn ngữ và văn hoá cho điều dưỡng viên nước ngoài. Tỉ lệ thí sinh nước ngoài vượt qua kì thi cấp chứng chỉ điều dưỡng quốc gia năm 2015 chỉ là 50,9%.

Junya Ishimoto, Chủ tịch Hiệp hội Nhân lực điều dưỡng Nhật Bản, hy vọng Hiệp hội có thể giúp tháo gỡ những lo lắng của điều dưỡng viên nước ngoài. “Khi đạt được chứng chỉ, quốc tịch nào không còn là vấn đề” – Ishimoto nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.