Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không phân biệt hộ khẩu khi xét tuyển

GD&TĐ - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) không còn phân biệt hộ khẩu của thí sinh khi tham gia xét tuyển đại học kể từ năm 2024.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: L.N)
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: L.N)

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa công bố đề án tuyển sinh đại học 2024, bản điều chỉnh, thay thế đề án công bố ngày 29/5 trước đó.

Theo đó, đề án mới điều chỉnh 2 nội dung trong đề án tuyển sinh.

Thứ nhất, nhà trường bổ sung một ngành tuyển sinh năm 2024 Y học cổ truyền (mã ngành 7720115) với 50 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2024 của trường sẽ là 1.530 thí sinh.

Thứ hai, trong đề án tuyển sinh mới, trường gộp các mã TP/TQ thành một mã cho từng ngành đào tạo. Tức là, nhà trường không còn chia chỉ tiêu từng ngành cho thí sinh có hộ khẩu TPHCM và các tỉnh, thành còn lại như trước đây.

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (thuộc UBND TPHCM) là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực y tế cho TPHCM.

Hằng năm, nhà trường tổ chức 2 mã tuyển sinh cho các cho các ngành để đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực cho thành phố gồm: mã có ký tự "TP" áp dụng cho thí sinh học các trường THPT trên địa bàn TPHCM và mã có ký tự "TQ" áp dụng cho thí sinh các trường THPT ngoài thành phố.

Screenshot 2024-07-09 at 12.47.43.png
Chỉ tiêu các ngành tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. (Ảnh: PNT)
Screenshot 2024-07-09 at 12.47.56.png
Screenshot 2024-07-09 at 12.48.04.png

Năm nay, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển thẳng; Ưu tiên xét tuyển.

Trong đó, phương thức tuyển sinh ưu tiên xét tuyển chỉ dành cho đối tượng lưu học sinh theo diện nghị định thư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. (Ảnh: ITN)

Đừng bao giờ bỏ bữa sáng vì lý do này

GD&TĐ - Cho dù bạn đang bận rộn hay đang cố gắng giảm cân, đừng bao giờ bỏ bữa ăn đầu tiên trong ngày. Bỏ bữa sáng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

'Người đàn ông xanh' vẽ theo lời kể và quyển sách của hai nhà nghiên cứu về UFO.

Bí ẩn 'người xanh' ở Kentucky

GD&TĐ - Tại sao người ngoài hành tinh thường được miêu tả là 'những người đàn ông thấp bé màu xanh lá cây' với đầu phình to và đôi mắt to?