Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Đào tạo từ giảng đường đến doanh nghiệp

GD&TĐ - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU) chủ trương đào tạo sinh viên ra trường tìm được việc làm và làm đúng chuyên môn.

NTTU_Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo của Trường tham quan trải nghiệm, học tập thực tế tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPHCM – VTV9.
NTTU_Sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo của Trường tham quan trải nghiệm, học tập thực tế tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPHCM – VTV9.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành không dừng lại ở việc đánh giá qua điểm số để trao bằng mà còn thể hiện qua chủ trương đào tạo sinh viên ra trường tìm được việc làm và làm đúng chuyên môn.

Nhà trường - doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với trình độ cao đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chủ động tham gia vào công tác đào tạo để có thể chủ động xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và lâu dài cho đơn vị mình.

Sự gắn kết nhà trường – nhà doanh nghiệp trong đào tạo không những giúp nhà trường đào tạo đúng trọng tâm, nâng cao tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm mà còn thúc đẩy các trường xác định rõ nhu cầu thị trường lao động để nâng cao chất lượng đầu ra. Đồng thời giúp người học có cơ hội tiếp cận môi trường doanh nghiệp thực tế để tích lũy kinh nghiệm và làm quen với văn hóa doanh nghiệp từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh cho người học trong thị trường lao động.

Còn các doanh nghiệp khi thông qua các ký kết hợp tác – đặc biệt là các cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục, sẽ dễ dàng chọn được nguồn nhân lực chất lượng, phù hợp với nhu cầu, ra trường là có thể đáp ứng ngay công việc. Qua đó mà tiết kiệm được nhiều khoản chi phí và thời gian cho việc đào tạo lại sau tuyển dụng.

Doanh nghiệp tham gia cùng đào tạo

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xem là một trong những đơn vị tiên phong trong việc xây dựng mô hình đào tạo 4 nhà: nhà trường – nhà doanh nghiệp – nhà quản lý – nhà nghiên cứu, kết nối tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Trường xác định chất lượng đào tạo là phải gắn với giải quyết việc làm bền vững cho người học và cũng vì lý do đó mà đề ra nhiệm vụ liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chuyển đổi số với việc cải tiến chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ngoài các chương trình lý thuyết giảng dạy tại trường, sinh viên sẽ có cơ hội theo học các chương trình kiến tập thực tế ngay tại doanh nghiệp. Một số học phần sẽ được đào tạo ngay tại doanh nghiệp và chính doanh nghiệp sẽ hướng dẫn việc, các kỹ năng cần thiết, tham gia đánh giá sinh viên đồng thời góp ý cho trường những nội dung cần phải điều chỉnh để xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tại chương trình định hướng nghề tham gia phỏng vấn thử - thành công thực với các chuyên gia phỏng vấn đến từ doanh nghiệp.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tại chương trình định hướng nghề tham gia phỏng vấn thử - thành công thực với các chuyên gia phỏng vấn đến từ doanh nghiệp.

Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu kinh nghiệm chuyên môn, Trường còn quy tụ được 50% giảng viên doanh nhân là các CEO, bác sĩ, chuyên viên cao cấp từ các doanh nghiệp, bệnh viện – được chuẩn hóa chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo tại Trường. Đội ngũ giảng viên doanh nhân này ngoài thời gian đứng lớp còn tham gia cố vấn, góp ý cải tiến các chương trình đào tạo.

“Điểm đặc biệt ở kiến thức mà giảng viên doanh nhân chúng tôi truyền đạt cho sinh viên là những kiến thức được đúc kết qua quá trình chúng tôi vận dụng lý thuyết hàn lâm kết hợp kinh nghiệm thực tế. Đó chính là những trải nghiệm và kiểm chứng khi chúng tôi làm việc tại hiện trường, điều hành, kinh doanh thực tế chứ không thuần là lý thuyết sách vở”, ThS. Nguyễn Văn Ngà – Phó tổng giám đốc Công ty CP Mebi Farm (giảng viên doanh nhân, giảng dạy tại Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) chia sẻ.

Hay Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhiều năm qua cũng được xem là diễn đàn để nhà trường, doanh nghiệp, giảng viên, người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi và hợp tác để nâng cao chất lượng đào tạo: mở rộng xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, phối hợp cùng Trường tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng xin việc, tuyển dụng trực tiếp… tạo ra hàng ngàn vị trí việc làm mỗi năm cho sinh viên các khóa.

“Việc hợp tác đưa doanh nghiệp vào tham gia giảng dạy thực tế đã mang lại nhiều hiệu quả cho trường, trực tiếp là sinh viên, song mục đích chúng tôi hướng đến là tiếp tục phát triển để mối gắn kết này trở nên chặt chẽ hơn, thành kênh quảng bá chính thức kết nối người học với doanh nghiệp để các em ra trường không chỉ tìm được việc làm mà còn phải làm được đúng chuyên ngành”, TS. Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Nhà trường, nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.

Nhân lực ngành cầu đường cần bổ sung để thực hiện mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Ảnh minh họa: TG

'Khát' kỹ sư cầu đường

GD&TĐ - Quy mô vốn Nhà nước đầu tư cho hạ tầng đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.