Trường ĐH Mở Hà Nội tiến tới xuất bản tạp chí điện tử

GD&TĐ - Sáng 16/6, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến, tổng kết giai đoạn 2017-2021, phương hướng hoạt động giai đoạn 2021-2025 của Tạp chí khoa học nhà trường.

PGS.TS Phạm Thị Tâm - Thư ký Toà soạn trình bày báo cáo tóm tắt hoạt động của Tạp chí giai đoạn 2017-2021 & phương hướng hoạt động của Tạp chí giai đoạn 2021-2025.
PGS.TS Phạm Thị Tâm - Thư ký Toà soạn trình bày báo cáo tóm tắt hoạt động của Tạp chí giai đoạn 2017-2021 & phương hướng hoạt động của Tạp chí giai đoạn 2021-2025.
Trong năm qua, Tạp chí đã phát hành 34 số chuyên đề thuộc 7 lĩnh vực: Ngôn ngữ, Du lịch, Luật, Kinh tế, Tạo dáng công nghiệp, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin.

Gửi lời cảm ơn đến tập thể và các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học; Hội đồng biên tập và Ban trị sự; PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội bày tỏ: nhìn lại chặng đường qua, Tạp chí khoa học của nhà trường đã có bước đi vững chắc. Trong 3 năm đầu, Tạp chí xuất bản 2-6 số/năm, sau 4 năm hoạt động, Tạp chí chính thức xuất bản định kỳ hàng tháng.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tạp chí ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng khoa học trong nước. Nếu như ở các năm 2016 trở về trước, tỷ lệ bài báo cho tác giả ngoài trường là 0% - 28%, thì từ năm 2017, số lượng bài báo khoa học hàng năm của các tác giả ngoài trường thường là 35% đến 43%.

Hiện, Tạp chí đã được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt đưa vào danh mục các Tạp chí được tính điểm quy đổi công trình khoa học cho 6 ngành ngành/ liên ngành: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Luật học, Hóa học - Công nghệ thực phẩm, Kinh tế, Văn hóa - Nghệ thuật.

PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường khen thưởng cho các tập thể có đóng góp tích cực cho Tạp chí
PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường khen thưởng cho các tập thể có đóng góp tích cực cho Tạp chí

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung mong muốn, thời gian tới, uy tín của tạp chí đối với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước ngày càng được củng cố và nâng cao hơn nữa. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa Tạp chí vào hệ thống trích dẫn trong nước và khu vực.

Cùng với đó, đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt đưa vào danh mục các tạp chí được tính điểm quy đổi công trình khoa học cho các ngành/ liên ngành: Công nghệ Thông tin và liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa;

TS Dương Thăng Long - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội khen thưởng các cá nhân có đóng góp tích cực cho Tạp chí
TS Dương Thăng Long - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội khen thưởng các cá nhân có đóng góp tích cực cho Tạp chí

Đặc biệt, cần phát triển và tổ chức xuất bản tạp chí điện tử và các chuyên san của Tạp chí. Mở rộng hợp tác quốc tế, thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực xuất bản và phát hành với các đối tác, nhà xuất bản nước ngoài.

Tiếp tục nâng cao chất lượng các bài viết, chất lượng về nội dung khoa học thông qua triển khai một số hoạt động cụ thể như: tổ chức các hội thảo chuyên ngành để thu hút các chuyên gia giỏi viết bài, mở rộng việc phản biện của chuyên gia nước ngoài, định kỳ tổ chức xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng Anh.

Tân Tổng biên tập Tạp chí - TS Trương Tiến Tùng phát biểu nhậm chức
Tân Tổng biên tập Tạp chí - TS Trương Tiến Tùng phát biểu nhậm chức

Nhân dịp này, đã có 4 tập thể và 10 cá nhân được vinh danh khen thưởng. PGS.TS Nguyễn Thị Nhung đã trao quyết định Tổng biên tập Tạp chí cho TS Trương Tiến Tùng – nguyên Hiệu trưởng nhà trường. Hội đồng biên tập và Ban trị sự Tạp chí giai đoạn 2021-2025 đã được kiện toàn.

Trong giai đoạn từ năm 2017- tháng 4/2021, Tạp chí khoa học Trường ĐH Mở Hà Nội đã xuất bản 52 số, trong đó có 42 số tạp chí tiếng Việt, 9 số song ngữ Anh – Việt và 1 số bằng tiếng Anh. Tạp chí nhận được 523 bài báo khoa học từ các nhà khoa học trong và ngoài Trường, trong đó có 355 bài báo khoa học là của các cán bộ, giảng viên và học viên Trường ĐH Mở Hà Nội và 168 bài báo khoa học là của các nhà khoa học khác đến từ các đơn vị ngoài trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ