Trường ĐH Luật Huế nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

GD&TĐ - Ngày 22/8, Trường Đại học Luật, Đại học Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) phối hợp với Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) tổ chức Tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.

Các đại biểu, khách mời Tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã” tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Các đại biểu, khách mời Tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã” tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tham dự Tập huấn từ ngày 22/8 đến 25/8 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế có ông Vương Tiến Minh - Phó Giám đốc, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ông Trần Đình Hải, Chuyên gia của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bà Nguyễn Thị Thiên Hương, đại diện Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học GreenViet; ông Đặng Văn Kiệm, Đại diện Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế; ông Lê Văn Tự, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bạch Mã…

Chương trình tập huấn chú trọng đến các nội dung quan trọng: Các quy định pháp lý có liên quan đến động vật hoang dã; Nhận diện các vi phạm pháp luật liên quan đến động vật hoang dã; Kiến thức cơ bản có liên quan đến loài động vật hoang dã, bao gồm kỹ năng nhận dạng loài; Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cho người lớn.

Khung cảnh buổi tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.

Khung cảnh buổi tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.

Kết thúc khóa tập huấn giảng viên nguồn, người tham gia sẽ có thể: Liệt kê và giải thích được các quy định pháp luật mới nhất, các khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; Liệt kê và trình bày được một số thủ đoạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã; Hiểu được các rủi ro, nguy cơ bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật hoang dã; Liệt kê được các kỹ năng trong xây dựng kế hoạch bài giảng liên quan đến động vật hoang dã; Xây dựng được một bài giảng về động vật hoang dã theo lý thuyết và phương pháp giảng dạy cho người lớn và lấy người học làm trọng tâm... Từ đó, góp phần xây dựng được một nhóm giảng viên, chuyên gia nguồn để cùng giúp thúc đẩy công tác bảo vệ động vật hoang dã hiệu quả, sáng tạo và bền vững hơn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) thực hiện dự án về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã mà khởi đầu là đợt tập huấn cho những thầy cô, anh chị là những người “truyền lửa” về bảo vệ động vật hoang dã. Nhà trường và WCS đã làm việc rất tích cực, xây dựng mối quan hệ, hợp tác song phương, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu khai mạc Tập huấn.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế phát biểu khai mạc Tập huấn.

“Với tinh thần khoa học, dân chủ và ý thức trách nhiệm, chúng tôi hy vọng chương trình tập huấn sẽ góp phần quan trọng vào quá trình tăng cường phương pháp, kỹ năng giảng dạy và kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã; thúc đẩy và nâng cao sự tham gia của các cá nhân, đơn vị trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã” – PGS.TS Đoàn Đức Lương nhấn mạnh.

Ông Phạm Thành Trung - Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) chia sẻ, thông qua lớp tập huấn này sẽ giúp mọi người nâng cao kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã và các kỹ năng dạy học tích cực cho người lớn và lấy người học làm trọng tâm. WCS rất vinh dự khi có thể mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến đây để chia sẻ và trao đổi thông tin trong tập huấn; mong đợi xây dựng được một nhóm giảng viên/chuyên gia nguồn để cùng giúp thúc đẩy công tác bảo vệ động vật hoang dã hiệu quả, sáng tạo và bền vững hơn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ông Phạm Thành Trung - Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) chia sẻ, thông qua Tập huấn này sẽ giúp mọi người nâng cao kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã.
Ông Phạm Thành Trung - Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) chia sẻ, thông qua Tập huấn này sẽ giúp mọi người nâng cao kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã.

Để ngăn chặn hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, không chỉ dừng ở việc nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật mà cần phải thúc đẩy hoạt động phòng ngừa, mà yếu tố quan trọng là sự lan tỏa nhận thức và hành vi tích cực pháp luật bảo vệ động vật hoang dã trong cộng đồng và xã hội. Bảo vệ động vật hoang dã ngày nay mang tính toàn cầu, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, phương thức khác nhau: Tham gia các công ước quốc tế, xây dựng hành lang pháp lý, xử lý vi phạm, tuyên truyền vận động…

ThS. Trần Đình Hải - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trình bày tại Tập huấn với chủ đề: “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã và những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật để xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến động vật hoang dã”.

ThS. Trần Đình Hải - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trình bày tại Tập huấn với chủ đề: “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã và những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật để xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến động vật hoang dã”.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã thông qua các quy phạm pháp luật, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng. Bên cạnh đó, đã xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; xây dựng, duy trì các văn bản pháp luật, trong đó tập trung vào 2 nhóm quy định chính: quy định quản lý về bảo vệ và quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...