Trường ĐH Lâm nghiệp thêm 3 ngành, 3 tổ hợp mới

GD&TĐ - Ông Phạm Văn Hùng - Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp - cho biết: Kỳ tuyển sinh 2017, Trường ĐH Lâm nghiệp mở thêm 3 ngành mới và có 3 tổ hợp mới dùng để xét tuyển.

Trường ĐH Lâm nghiệp thêm 3 ngành, 3 tổ hợp mới

3 ngành mới cụ thể là: Chăn nuôi, Thú y, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Mỗi ngành tuyển khoảng 50 chỉ tiêu.

3 tổ hợp mới là A17 (Toán, Lý, Khoa học xã hội), A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), C15 (Toán, Văn, Khoa học xã hội).

Năm 2017, Trường ĐH Lâm nghiệp tuyển sinh 36 ngành học bậc đại học hệ chính quy năm 2017 với tổng 3.080 chỉ tiêu.

Trường tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia (yêu cầu tốt nghiệp THPT; đăng ký sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu theo quy định của Bộ GD&ĐT);

Xét tuyển kết quả học tập ở bậc THPT (điều kiện tốt nghiệp THPT; điểm trung bình chung của các môn học lớp 12 dùng để xét tuyển không nhỏ lớn 6,0 theo thang điểm 10; kết quả xếp loại hạnh kiểm của năm học lớp 12 từ loại khá trở lên).

Theo ông Phạm Văn Hùng, hiện nay, ngành được coi là hot của Trường ĐH Lâm Nghiệp là Công nghệ sinh học, một số ngành truyền thống như Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, chương trình tiên tiến Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Thiết kế nội thất, Kiến trúc cảnh quan, Kế toán… Ngành khó tuyển sinh là: Kỹ thuật cơ khí, Chế biến lâm sản, Công nghệ kỹ thuật ô tô…

“Thực tế, một số ngành khó tuyển sinh nhưng trên thực tế cơ hội việc làm rất tốt và sinh viên khi ra trường dễ xin việc như Chế biến lâm sản, Công nghệ kỹ thuật ô tô… Nguyên nhân có thể do học sinh còn thiếu thông tin về ngành nghề, chưa có sự định hướng ngành nghề tốt” - Ông Phạm Văn Hùng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.