Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố đánh giá tác động và khuyến nghị chính sách trước dịch Covid-19

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố đánh giá tác động và khuyến nghị chính sách trước dịch Covid-19

Theo báo cáo này, tính đến 20/03/2020, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất (tháng 02/2020 là 10%).

Nếu ước tính số lao động bình quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000 - 880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000 - 1,32 triệu người.

Từ nghiên cứu, phân tích, đánh giá, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã kiến nghị các nhóm giải pháp cụ thể: Nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng; Nhóm giải pháp của Bộ Tài chính; Nhóm giải pháp hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và an sinh xã hội; Nhóm giải pháp từ các doanh nghiệp.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bổ sung thêm danh mục thứ 6 về các đối tượng được hưởng ưu tiên về lãi suất trần trong điều 13, khoản 2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN về Quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng: “Phục vụ lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch hoặc biến đổi khí hậu”.

Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.

Các tổ chức tín dụng tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới.

Các tổ chức tín dụng cần thống nhất và thông báo tới các doanh nghiệp “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” nếu không muốn bị lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.

Giảm, miễn một số loại thuế (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân) với quy mô hợp lý, đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dự án, chương trình lớn; Ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; có thể hoãn một số chương trình đầu tư chưa quan trọng; nâng hạn mức gói thầu được cho phép chỉ định thầu. Đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu qua mạng.

Hỗ trợ về bảo hiểm xã hội cho nhóm các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Hỗ trợ trực tiếp của chính phủ đối với lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tăng hiệu quả, cập nhật công nghệ, cơ cấu và đào tạo lại nhân lực.

Phát triển các nguồn nguyên vật liệu trong nước, tìm và thay thế các nguồn nhập khẩu, phát triển các nguồn nguyên liệu và liên kết sâu với các nhà cung ứng nội địa.

Xem toàn văn Báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế  TẠI ĐÂY

Xem toàn văn Khuyến nghị chính sách ứng phó với dịch Covid-19 TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ