Trường Đại học Văn Lang tăng hơn 200 bậc trong bảng xếp hạng Châu Á

GD&TĐ - Trường Đại học Văn Lang xếp hạng thứ 86 tại Đông Nam Á theo bảng xếp hạng đại học Châu Á năm 2025. 

Sinh viên Trường Đại học Newcastle tham quan học tập tại khu thực hành của ngành Răng Hàm Mặt - Trường ĐH Văn Lang
Sinh viên Trường Đại học Newcastle tham quan học tập tại khu thực hành của ngành Răng Hàm Mặt - Trường ĐH Văn Lang

Trường Đại học Văn Lang xuất hiện trong bảng xếp hạng đại học Châu Á năm 2025 do tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) công bố, với vị trí 86 tại Đông Nam Á và nằm trong nhóm từ 491 - 500 trường đại học tốt nhất Châu Á.

Đây là lần thứ hai Trường góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này. Đặc biệt, mức tăng trưởng vượt bậc so với xếp hạng năm 2024 (vị trí 117 tại Đông Nam Á, top 701 - 750 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2024) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trường Đại học Văn Lang được QS đánh giá tích cực và tăng trưởng mạnh nhất về các hoạt động phát triển mạng lưới đối tác, tỷ lệ sinh viên quốc tế đến trao đổi học tập, danh tiếng thương hiệu,...

2-2.jpg
Trường Đại học Văn Lang kí kết MOU với Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

Năm học 2023-2024, hơn 1.100 sinh viên quốc tế từ 25 quốc gia đã đến học tập, giao lưu tại Trường; hơn 200 sinh viên Văn Lang học, thực tập và trao đổi ngắn hạn tại các đại học quốc tế; hơn 300 giảng viên quốc tế từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu đang tham gia giảng dạy cho sinh viên Văn Lang.

Trước đó, tháng 11/2021, Trường Đại học Văn Lang là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận QS Star 4 sao ở lần đầu kiểm định.

QS là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Kết quả xếp hạng được QS dựa trên 11 chỉ số: ý kiến đánh giá của học giả và của nhà tuyển dụng có trọng số cao nhất (30% và 20%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%), tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%), số bài báo khoa học/giảng viên (5%), tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học (10%), mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%), tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.