Trường đại học nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao: Góp phần phòng, chống dịch

GD&TĐ - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp với đội ngũ chuyên gia từ VMED Group  tiến hành nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.

Sau hơn 2 tháng tiến hành nghiên cứu, 2/7/2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group đã tổ chức lễ công bố.
Sau hơn 2 tháng tiến hành nghiên cứu, 2/7/2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group đã tổ chức lễ công bố.

Cuối tháng 5/2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp với đội ngũ chuyên gia từ VMED Group  tiến hành nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.

Sau hơn 2 tháng tiến hành nghiên cứu, 2/7/2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group đã tổ chức lễ công bố, giới thiệu máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 và ký kết biên bản hợp tác chiến lược trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sức khỏe.

Máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) được nghiên cứu sản xuất từ nhu cầu cao trong điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế và sự quan tâm tăng cường các trang thiết bị y tế từ các Bộ ngành, Chính phủ.

Máy có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60 l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất).

Dòng khí thở được ổn định ở 37 oC với độ ẩm bão hòa và cấp qua gọng mũi để giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.

Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol, thử nghiệm tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, và được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.

Theo đánh giá của PGS. Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai: “Qua các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, nếu được sử dụng máy oxy dòng cao này, 60-70 % bệnh nhân bị mắc Covid-19 sẽ được hồi phục, không bị nặng thêm và không phải sử dụng máy thở.

Máy oxy dòng cao là thiết bị cần thiết để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm phổi, suy hô hấp giai đoạn đầu do Covid-19”

Còn theo ông Ngô Thanh Sơn Phó Tổng Giám đốc VMED Group cho biết “Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Đại học Bách khoa Hà Nội làm ra một sản phẩm có giá trị ứng dụng cao để kịp thời chuyển đến các điểm nóng về điều trị COVID-19, cũng như nhanh chóng trang bị cho các bệnh viện phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19”.

Ban giám hiệu Trường bày tỏ “Sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả từ các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với tích hợp công nghệ đã góp phần hỗ trợ xã hội và các đơn vị chuyên ngành để phòng chống đại dịch COVID-19 trong giai đoạn có nhiều diễn biến phức tạp”.

Ngay sau khi công bố, 30 máy BKVM-HF1 đầu tiên để chuyển tới các tâm dịch của Việt Nam đã được Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PETROSETCO thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí sản xuất trị giá 1,5 tỷ đồng.

"Hy vọng rằng các sản phẩm được làm ra từ chính tâm huyết và trí tuệ này sẽ giúp các bác sĩ nơi tuyến đầu kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân, góp phần sớm đưa Việt Nam vượt qua đại dịch", ông Phùng Tuấn Hà Chủ tịch PETROSETCO bày tỏ.

Vận hành máy oxy dòng cao luôn cần nguồn cấp khí và oxy y tế. Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu PGS. Vũ Đình Tiến chế tạo hệ thống khí y tế theo TCVN 8022-1:2009 có thể dùng cho 10 máy oxy dòng cao cùng lúc.

Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol
Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol

Nhóm đã chế tạo thành công máy oxy y tế lưu lượng 60 l/phút có độ tinh khiết đến 93 % oxy có thể phục vụ linh hoạt cho tuyến y tế cơ sở.

Hiện tại nhóm nghiên cứu của 2 bên đang tiếp tục hoàn thiện máy làm giàu oxy từ không khí để tích hợp thêm vào hệ thống và nâng cấp tính năng cao cho các máy BKVM được sản xuất tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group tiếp tục nghiên cứu sản xuất quy mô lớn, hoàn thiện sản xuất hệ thống tích hợp làm giàu oxy không khí di động và đặc biệt là thiết bị xét nghiệm sàng lọc nhanh các biến thể virus SARS-CoV-2.

Trước đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 như Kit thử nhanh virus, cáng cách ly áp lực âm, buồng áp lực dương, mũ thở khí tươi, buồng khử khuẩn toàn thân di động, máy thở...

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.