Trung Quốc: Ưu tiên giáo dục Tây Tạng

GD&TĐ - Tại Lhasa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng, các trường THPT và trường nghề bằng cách làm riêng nỗ lực mang GD chất lượng tới học sinh sinh sống ở vùng núi cao, trong đó có nhiều em là con cái người du mục…

Trung Quốc: Ưu tiên giáo dục Tây Tạng

Kết hợp chặt chẽ trường nghề - doanh nghiệp

“Vào năm thứ ba, cháu sẽ được tới một công ty dược phẩm để học nghề tại chỗ” – Yundan Zhaxi, học viên năm thứ hai ngành y thuật Tây Tạng tại Trường Trung học Nghề số 2 Lhasa, cho biết. Yundan chuyện trò trong khi ngửi thuốc bột Tây Tạng trong lòng bàn tay.

Kết hợp trường học – doanh nghiệp là cơ chế đào tạo đặc trưng của Trường Trung học Nghề số 2, ngôi trường được thành lập tháng 9/2013. Học viên theo học 7 chuyên nghành trong đó có y thuật Tây Tạng, vẽ tranh truyền thống Thangka, dịch vụ ăn uống cao cấp, thiết kế đồ họa máy tính…, có cơ hội trải nghiệm thực tiễn với tổng cộng 145 công ty tại khu tự trị Tây Tạng.

Mô hình đào tạo “1+1+1” cũng là một đặc điểm đào tạo nổi bật khác của trường nghề này. Đó là ngoài kết hợp với doanh nghiệp còn kết hợp đào tạo với các trường đại học – cao đẳng tại khu vực phát triển.

Liu Chaoyang, học viên năm hai chuyên ngành thiết kế đồ họa máy tính vừa kết thúc chương trình “trao đổi” tại Cao đẳng Bách khoa Quảng Đông trong 1 năm.

Năm thứ ba, Liu sẽ được đào tạo tại chỗ ở một trong 3 công ty viễn thông lớn nhất khu vực. Giống như toàn bộ học sinh Tây Tạng, Liu được miễn học phí, sinh hoạt phí cơ bản cũng được chính phủ đài thọ.

Hiệu trưởng Gong Xiaotang cho biết: “Đa số học viên của chúng tôi thuộc gia đình làm công việc chăn thả gia súc rất nghèo. Việc con cái họ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới việc thoát nghèo của gia đình họ”.

Sau nhiều năm nỗ lực, trường đã đạt được kết quả khả quan. Năm 2016, 792 học viên tốt nghiệp đều có việc làm; và năm 2017 có 1.566 học viên tốt nghiệp, ngoại trừ những học viên học tiếp lên cao đẳng nghề, đều có việc làm.

Tăng cường giáo viên chất lượng

“Bố mẹ cháu là dân du mục, nhưng họ muốn cháu có tương lai khác, vì vậy cháu được gửi tới đây học” – Zhaxi Meila, học sinh năm hai Trường THPT số 2 Lhasa – Nagchu, chia sẻ. Đây là trường THPT lớn nhất tại Tây Tạng và giống như các trường khác miễn học phí.

Tỉ lệ trúng tuyển vào đại học của trường này tăng hàng năm đã nâng danh tiếng của trường kể từ khi khánh thành năm 2012. Tỉ lệ này đã tăng từ mức dưới trung bình của thành phố khi mở trường lên 86% năm 2016 và 96,2% năm nay. Tỉ lệ này cao hơn 20% so với mức trung bình của thành phố.

Giống như nhiều học sinh trường nghề, nhiều học sinh của trường xuất thân từ gia đình du mục ở Nagchu. “Tại ngôi trường này, nhiều bạn học của cháu có bố mẹ chăn thả gia súc, cháu cảm thấy nơi này như nhà mình vậy” – Zhaxi Meila nói.

“Trong quá khứ, chúng tôi cố để ngăn học sinh bỏ học nhưng hiện tại học sinh muốn vào học trường chúng tôi” – Hiệu trưởng Deng cho biết và nhấn mạnh sự vươn lên của trường nhờ vào chính sách ưu đãi của chính phủ và giáo viên làm việc tận tuỵ.

Bên cạnh giáo viên địa phương tại Lhasa, nhiều giáo viên đến từ những vùng miền khác theo chương trình hỗ trợ Tây Tạng. Họ là giáo viên có trình độ được tập huấn và tăng cường cho giáo dục Tây Tạng.

Theo chính sách quốc gia, học sinh Tây Tạng được miễn phí giáo dục 15 năm, từ mẫu giáo tới THPT, trong đó cấp THPT đặc biệt định hướng và chuẩn bị kĩ năng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ