Vùng trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử phải đối mặt với nhiệt độ vượt 40 độ C trong tháng qua. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do các yếu tố phát sinh từ biến đổi khí hậu ở vùng cao cận nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương – một yếu tố quyết định chính của thời tiết mùa hè khắp Đông Á.
Tờ Nhật báo Quảng Minh của chính quyền Thượng Hải đưa tin, với vụ thu hoạch mùa thu đang bị đe dọa, Bộ Nông nghiệp đã triển khai 25 đội tới các vùng trọng điểm để bảo vệ mùa màng.
Các chuyên gia của Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc cho biết đợt nắng nóng có thể kéo dài 2 tuần nữa, khiến nó trở thành khoảng thời gian duy trì nhiệt độ khắc nghiệt lâu nhất kể từ khi việc ghi nhận bắt đầu vào năm 1961.
Theo Ủy ban Tài nguyên nước sông Dương Tử, lượng mưa ở khu vực thoát nước sông này đã giảm khoảng 30% trong tháng 7 và thấp hơn 60% so với mức bình thường vào tháng 8, các phụ lưu của sông cũng “thấp hơn đáng kể” so với mức lịch sử.
Hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, miền trung Trung Quốc là hồ nước đóng vai trò chính trong việc điều tiết dòng chảy của nước Dương Tử vào mùa hè. Sau khi lượng mưa giảm 50% vào tháng 7, hồ Poyang đã bị thu hẹp xuống mức thường thấy trong mùa đông khô ráo.
Các ngôi làng sống dựa vào nước từ hồ đã buộc phải triển khai máy bơm để tưới ruộng lúa - truyền thông đưa tin.
Theo giới truyền thông, tại thành phố rộng lớn phía tây nam Trùng Khánh, vốn phải đối mặt với mùa hè nóng thứ hai kể từ khi việc ghi nhận bắt đầu vào năm 1961, 900 rocket đã được chế tạo để cố gắng tạo mây và gây mưa.
Các khu vực khác đã triển khai các hoạt động điều chỉnh thời tiết của riêng họ.
Dữ liệu chính thức cho thấy, Trung Quốc thường xả nước từ hồ chứa Tam Hiệp để giảm hạn hán trên sông Dương Tử nhưng lượng nước chảy ra từ hạ lưu chỉ bằng một nửa so với một năm trước đó.