Trung Quốc sợ bị “hổ” vồ

Một số học giả Trung Quốc cảnh báo nỗ lực nhổ tận gốc tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể dẫn đến phản ứng dữ dội của những “quan tham sẵn sàng chống cự đến cùng”.

Trung Quốc sợ bị “hổ” vồ

Cảnh báo trên được đưa ra trong một loạt bài viết của một nhóm 13 học giả đăng trên tạp chí People’s Tribune phát hành cuối tuần rồi và được website Nhân dân Nhật báo đăng lại hôm 4/8. 

Quách Văn Lượng, một nhà nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tại Trường ĐH Tôn Dật Tiên, lo ngại: “Một số quan chức tham nhũng có thể đáp trả hoặc kháng cự cho đến khi chết mới thôi. 

Một số người sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận bằng cách nêu lý do chiến dịch chống tham nhũng gây hại hình ảnh Đảng và phá hoại trật tự xã hội. Một số khác có thể thông đồng với những nhóm lợi ích để chống lực lượng chống tham nhũng”.

Ông Chu Vĩnh Khang Ảnh: Reuters

Ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters

Giới phân tích nhận định cảnh báo khác thường nói trên phần nào bộc lộ sự chống cự mạnh mẽ của một số lĩnh vực nhất định đối với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” - “hổ” và “ruồi” được dùng để chỉ quan tham cấp cao và cấp thấp. 

Theo báo South China Morning Post, một số quan chức Trung Quốc cũng lo ngại việc mạnh tay loại bỏ quan tham sẽ bôi xấu hình ảnh Đảng, làm tổn thương nền kinh tế hoặc khiến cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo trở nên nghiêm trọng hơn. B

Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình cũng thừa nhận cuộc chiến chống tham nhũng đã bị bế tắc bởi sự chống đối của một “đội quân tham nhũng” trong bài diễn văn đọc trước các đảng viên gần đây, theo báo Changbaishan Daily số ra ngày 5/8.

Vào tuần rồi, ông Chu Vĩnh Khang - Nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị CPC - trở thành một trong những con “hổ” to nhất từ trước đến giờ bị điều tra tham nhũng. 

Hiện chưa rõ bước đi này là bước ngoặt của cuộc chiến hay đơn thuần là thông điệp cảnh báo các quan tham. Dù ủng hộ cuộc chiến “đả hổ, diệt ruồi” nhưng các học giả trên cho rằng chỉ có thể triệt tận gốc tham nhũng thông qua pháp trị và tăng cường cơ chế giám sát trong nội bộ Đảng cũng như của nhân dân.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.