Trung Quốc nuôi 6 tỷ con gián làm dược liệu trị đau dạ dày

GD&TĐ - Nuôi gián nghiền lấy xác làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày và hô hấp trở thành nghề đang lên ở Trung Quốc. 

Trung Quốc nuôi 6 tỷ con gián làm dược liệu trị đau dạ dày

Trung Quốc nuôi 6 tỷ con gián làm dược liệu trị đau dạ dày - Hình 1

Theo South China Morning Post, những năm gần đây nuôi gián trở thành nghề thời thượng ở Trung Quốc. Hàng trăm trang trại nuôi gián mọc lên khắp nơi. Gián được dùng làm nguồn nguyên liệu của nhiều sản phẩm y học và là thức ăn cung cấp protein cho vật nuôi.

Nổi bật là trang trại nuôi gián nằm ở Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Trang trại này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nuôi và quản lý 6 tỷ con gián trưởng thành. Số lượng này nhiểu hơn cả dân số trái đất hiện nay.

Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, lợi nhuận khổng lồ 4,3 tỷ nhân dân tệ (684 triệu USD) đến từ việc sản xuất một loại “chất lỏng chữa bệnh” được chiết xuất từ gián. Do đó nuôi gián được xem là ngành kinh doanh hái ra tiền.

Gián được nuôi đủ lớn sẽ được đưa vào nhà máy nghiền nát thành bột và sản xuất thành chất lỏng để trị đau bao tử và các bệnh khác. Loại chất này có màu giống màu trà, vị ngọt nhẹ và mùi tanh đặc trưng của gián. Loại thuốc đặc trị bệnh hô hấp và dạ dày này đã được đưa vào 4.000 bệnh viện, được các bác sĩ kê toa cho hàng triệu bệnh nhân tại Trung Quốc.

Gián là nguyên liệu được dùng trong nhiều phương thức bào chế thuốc cổ truyền của Trung Quốc từ xưa. Đặc biệt ở các vùng nông thôn thuộc miền nam Trung Quốc, gián được trộn với tỏi dùng để trị sốt cho trẻ em hoặc trị đau bao tử. 

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc nuôi tập trung số lượng lớn gián trong một không gian có thể gây những nguy cơ ô nhiễm môi trường sống.

Theo Tin tức giải trí / vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.