Ông Medvedev nói rằng sau cuộc gặp trên, ông và ông Lý Khắc Cường đã ký một loạt các thỏa thuận gồm gần 20 văn bản, trong đó có các thỏa thuận thương mại và đầu tư.
Tổng số, Trung Quốc dự kiến dành khoảng 2,6 tỉ USD cho các dự án nằm trong kế hoạch tăng tốc nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ đóng góp 1,7 tỉ USD tài trợ cho 1 nhà máy xử lý khí tự nhiên mới ở Viễn Đông Nga – Chủ tịch Igor Shuvalov của VEB (Tập đoàn Phát triển nhà nước VEB.RF) nói.
Nhà máy trên bắt đầu được thiết kế đầu năm nay và dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2023. Cùng với khoản vay của Trung Quốc và tài trợ từ VEB, dự án này còn nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng VTB của Nga.
Trung Quốc đã hứa đầu tư một khoản khác trị giá 420 triệu USD vào việc đóng tàu phá băng của dự án “Ice Silk Road” – hãng tin RIA Novosti nói.
Những tàu phá băng này sẽ được đóng tại xưởng Zvezda thuộc về RosNeft. Dự án này bao gồm 2 tàu chở dầu lớp Aframax (lên tới 120.000 tấn), 3 tàu dầu 52.000 tấn và 3 tàu chở khí ga – ông Shuvalov cho biết và nói thêm rằng VEB có “mối quan hệ tuyệt vời với Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc”.
Trung Quốc sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào quỹ đầu tư công nghệ chung với Nga. Quỹ này sẽ được thành lập bởi Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và Tập đoàn đầu tư Trung Quốc – Giám đốc điều hành Kirill Dmitriev của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga cho biết.
Theo ông Dmitriev, mục tiêu của quỹ này là có số vốn 1 tỉ USD để đầu tư vào các dự án “công nghệ cao”, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Các đối tác Nga và Trung Quốc, mỗi bên sẽ đầu tư 500 triệu USD.
Tuy nhiên, một số nỗ lực của Nga trong việc thu hút đầu tư của Trung Quốc đã giảm. Trong đó có trường hợp năm 2015, Bắc Kinh từ chối tham gia tài trợ đường ống dẫn khí Power of Siberia, khiến 1 công ty Nga phải độc lập tài trợ cho việc đặt đường ống 2.000km được thiết kế để cung cấp cho Trung Quốc 38 tỉ mét khối khí ga mỗi năm vào đầu những năm 2020.
Theo ngân hàng Nga, tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga đã giảm 1/3 từ 4,53 tỉ USD xuống còn 3,18 tỉ USD.