Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (CFDA) đã tiến hành một cuộc điều tra về nhà sản xuất vắc-xin Changchun Changsheng Biotechnology, thu hồi giấy phép cho vắc-xin bệnh dại ở người và bắt đầu thu hồi tất cả các vắc-xin chưa sử dụng được sản xuất bởi công ty này. Năm giám đốc điều hành cấp cao của công ty, bao gồm cả chủ tịch, đã bị cảnh sát bắt giam, và chính thức bị điều tra hình sự.
Nhiều loại vắc-xin bị giả đã có trên thị trường và đã được cung cấp cho trẻ em Trung Quốc trong các chương trình tiêm chủng bắt buộc quốc gia. Một số đã được thu hồi, tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nào cho biết vắc-xin giả sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của những đứa trẻ đã được tiêm.
Ít nhất hai loại vắc-xin khác nhau gồm vắc- xin bệnh dại, và bạch hầu-uốn ván (DPT) do Công nghệ sinh học Changchun Changsheng sản xuất đã có lỗi.
Hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin ít nhất 113.000 liều vắc-xin dại của công ty này bị ảnh hưởng.
Trong một tuyên bố, Cục Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Cát Lâm cho biết tổng cộng 253,338 liều vắc-xin DPT của Changsheng bị lỗi. Lô này đã được bán cho Trung tâm phòng chống dịch bệnh tỉnh Sơn Đông.
Theo một sự cố trước đó, vào tháng 11 năm 2017, khi có ít nhất 400.000 liều vắc-xin khác được sản xuất bởi một công ty thứ hai khác, Viện Vũ trụ Sinh học Vũ Hán,đã phát hiện là không đạt tiêu chuẩn.
Tám tỉnh hoặc thành phố ngay lập tức thông báo rằng họ sẽ ngừng hoặc đình chỉ việc sử dụng vắc-xin bệnh dại ở người từ Changsheng, trong khi bốn tỉnh khác khác tuyên bố họ chưa bao giờ sử dụng nó.
Theo các quan chức CFDA, các vấn đề vắc-xin Changsheng được công bố lần đầu tiên sau khi chính phủ chính thức kiểm tra các cơ sở của công ty vào ngày 15/7, trong đó các nhà chức trách phát hiện rằng công ty đã tự tạo hồ sơ sản xuất, kiểm nghiệm, các thông số kỹ thuật và thiết bị sản xuất.
Vụ bê bối vắc-xin này không phải là trường hợp đầu tiên gây phẫn nộ ở Trung Quốc khi trước đó, một loạt các vụ việc xoay quanh sản phẩm giả ở nước này đã được phát hiện.
Trong năm 2008, khoảng 300.000 trẻ sơ sinh Trung Quốc bị bệnh sau khi uống sữa bột nhiễm độc. Vụ việc đã gây ra một cơn sốt trên toàn quốc khi các phụ huynh cố gắng để mua sản phẩm cho trẻ được sản xuất ở Hồng Kông và nước ngoài.
Nhiều năm sau, gần một nửa các nhà máy chế biến thực phẩm của Trung Quốc vẫn không đáp ứng được các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận, theo báo cáo năm 2015 .
Ngay cả gia vị như nước tương và gia vị không thoát khỏi nỗi sợ hàng giả, sau khi các nhà chức trách ở miền bắc Trung Quốc phát hiện một số nhà máy chuyên sản xuất hàng nhái của các sản phẩm phổ biến vào năm 2017.