Các quan chức Mỹ đã gây áp lực lên WB nhằm cho Trung Quốc vay ít hơn đồng thời cảnh báo về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Điều này giúp họ có cơ hội đề cử người chủ mới cho WB và mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại.
Chính quyền ông Trump đã sử dụng nhiều đòn bẩy khác nhau để khiến Trung Quốc phải chịu áp lực kinh tế. Những khoản thuế đã được đã được áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trị giá 250 tỉ USD mặc dù các khoản thuế mới đang được dừng lại khi Mỹ và Trung Quốc đang có cuộc đàm phán thương mại.
Chính phủ Mỹ cũng cản trở đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ và đẩy mạnh các vụ án hình sự chống lại hành vị trộm cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại.
Sau khi ông Jim Yong Kim bất ngờ từ chức hôm qua (7/1), chấm dứt hơn 6 năm làm lãnh đạo tổ chức cho vay toàn cầu, WB có thể trở thành một kênh mới cho những căng thẳng trên.
Mỹ hiện là cổ đông lớn nhất của WB với 16% cổ phần. Gần đây, họ đã ủng hộ một khoản tăng tài trợ trị giá 13 tỉ USD và theo truyền thống, các nhà lãnh đạo của WB đều do chính quyền Mỹ lựa chọn.
Dưới sự lãnh đạo của ông Kim, WB đã bị kéo vào cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Tháng trước, Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass nói với Quốc hội rằng WB đã đồng ý giảm các khoản vay cho Trung Quốc sau áp lực của Mỹ. Các khoản vay cho Trung Quốc đã giảm gần 30% trong năm ngoái, xuống còn 1,8 tỉ USD.
Những rạn nứt trên có thể leo thang hơn nữa nếu ngân hàng này trở thành một đối trọng rõ ràng hơn với các kế hoạch phát triển của Trung Quốc. Kế hoạch “Vành đai và con đường” của Trung Quốc về cơ bản là phiên bản cho vay truyền thống đầu tiên của Bắc Kinh. Kho bạc Mỹ đã thúc giục các chính phủ tiết lộ thêm những thông tin về nước mà họ vay tiền vì cho rằng các dự án cơ sở hạ tầng do các nhà hảo tâm như Trung Quốc tài trợ sẽ đi liền với một loạt điều kiện ẩn đằng sau. Khi ông Kim từ chức, WB có thể sẽ sớm có thái độ rõ ràng hơn.