Giáo sư Li Fengchen của viện nghiên cứu trên cho biết, đây là công nghệ “bong bóng” (Supercavitation). Có nghĩa là các túi bong bóng khí sẽ bao phủ gần như toàn bộ con tàu để nó tiếp xúc với nước ít nhất, qua đó giảm được lực cản và lực ma sát với nước. “Đây là công nghệ rất phức tạp, nhưng chúng tôi vui mừng vì tìm ra những triển vọng của nó”, vị này nói.
Cũng theo giáo sư Li Fengchen thực chất công nghệ này không phải do người Trung Quốc nghĩ ra, nó là thành tựu của Liên Xô trong chiến tranh lạnh.
Khi đó công nghệ Supercavitation đã giúp Liên Xô tạo ra ngư lôi Shakval có tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ là 370km/giờ.
Sự khác nhau giữa tàu ngầm thông thường và tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation
Về lý thuyết Supercavitation có thể giúp vật di chuyển trong nước với vận tốc tối đa lên đến 5.800km/giờ. Và hiện tại các nhà khoa học Trung Quốc đang tự tin sẽ chế tạo được con tàu đạt được vận tốc này, qua đó giúp hành trình xuyên Thái Bình Dương chỉ mất khoảng 100 phút.
Có hai điều khó khăn với tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation. Thứ nhất, đó là việc làm sao đưa nó đến vận tốc 100km/giờ (để tạo ra và duy trì các bong bóng khí). Thứ hai là điều khiển con tàu thế nào khi bánh lái của nó không hề tiếp xúc với nước.
Mô hình tàu ngầm mới được cho là của Trung Quốc
Theo giáo sư Li Fengchen các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết được cả hai vấn đề trên, nhưng từ chối nói chi tiết hơn. Và rằng việc di chuyển dưới nước sắp dễ dàng như bay trên không.
Giáo sư Wang Guoyu, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cơ học chất lỏng, thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong nhiều năm qua thế giới đã gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho công nghệ Supercavitation và bây giờ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là bước đột pháp để Hải quân Trung Quốc thay đổi lại cán cân trên biển.