Trung Quốc bị nghi đứng sau những vụ tấn công laser vào máy bay Mỹ

GD&TĐ - Những tia laser đã được sử dụng để nhằm vào các hoạt động trên không của Mỹ trên Thái Bình Dương, tính từ tháng 9 năm ngoái, đã có 20 vụ việc được ghi lại – một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.  

Máy bay của không lực Mỹ (ảnh: Business Insider)
Máy bay của không lực Mỹ (ảnh: Business Insider)

Phát ngôn viên quân sự Mỹ giấu tên nói với hãng tin CNN rằng những tia laser đã được bắn vào máy bay Mỹ và Trung Quốc bị nghi là đứng sau vụ việc này.

Theo quan chức trên, vụ việc gần đây nhất xảy ra trong vòng 2 tuần trước.

Những vụ việc này không gây ra thiệt hại hay thương vong và dường như giống với những vụ việc xảy ra ở quốc gia Đông Phi Djibouti đầu năm nay, khi phi công quân đội Mỹ bị thương từ những tia laser mà quân đội Mỹ cho rằng bắt nguồn từ một căn cứ quân sự Trung Quốc gần đó.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ thông tin truyền thông liên quan tới vụ việc. Một nguồn tin từ Bộ trên cho rằng những cáo buộc của Mỹ là “vô căn cứ và thêu dệt” – tờ Global Times cho biết.

Vụ tấn công bằng tia laser mới nhất diễn ra ở biển Hoa Đông – nơi đang có những hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản, trong đó có nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư theo tên gọi của Nhật/Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal, các quan chức quân sự không hoàn toàn tin rằng những vụ tấn công đều từ quân đội Trung Quốc nhưng không loại trừ khả năng tổ chức chịu trách nhiệm cho việc này đang hành động thay mặt chính phủ Trung Quốc.

Theo tờ Aviation Week & Space Technology khi trích lời một phát ngôn viên hải quân Mỹ, những vụ tấn công này xuất phát “từ một loạt các nguồn khác nhau, cả ở trên bờ và từ các tàu cá”.

Với tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thẳng trong khu vực đã tăng lên, bao gồm những lần chạm trán giữa các lực lượng hải quân Nhật Bản và Trung Quốc.

Tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản và những hòn đảo tranh chấp của nước này.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.