Trung Quốc bí mật cuộc trục vớt bí mật tàu ngầm Anh của

Trung Quốc bí mật cuộc trục vớt bí mật tàu ngầm Anh của
Chi tiết cuộc trục vớt bí mật của hải quân Trung Quốc đối với chiếc tàu ngầm Anh HMS Poseidon, bị đắm ngoài khơi Trung Quốc vào năm 1931, làm 21 thủy thủ thiệt mạng đã được hé lộ trong một cuốn sách.
HMS Poseidon là một tàu ngầm tiên tiến khi Hải quân Hoàng gia Anh hạ thủy vào năm 1929. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau đó, nó đã bị đắm ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, sau khi va chạm với một tàu chở hàng khiến nó bị thủng một lỗ lớn ở mạn phải. 21 thủy thủ đã thiệt mạng. Nhưng cuộc vật lộn dưới nước để tìm tới sự sống của 5 thủy thủ đã trở thành đề tài bàn luận khắp thế giới 82 năm trước đây. 
Tầu ngầm Poseidon
Tầu ngầm Poseidon

Rồi sự việc nhanh chóng chìm vào quên lãng trước sự kiện khác như quân Nhật chiếm Mãn Châu rồi Thế chiến II nổ ra. Thế giới không ngừng xoay chuyển, trong khi xác của tàu ngầm Poseidon nằm 30m bên dưới biển, biến mất trong lịch sử…cho đến ngày nay.

Một cuốn sách mới hé lộ Trung Quốc đã bí mật trục vớt chiếc tàu ngầm vào năm 1972, có vẻ như là để phục vụ cho chương trình tàu ngầm hạt nhân mới chớm nở của Trung Quốc khi đó.
Steven Schwankert, một học giả người Mỹ đồng thời là chủ của một công ty lặn ở Bắc Kinh, đã dành 6 năm trời để mổ xẻ, ghép nối câu chuyện về chiếc tàu ngầm bị đắm. Cuốn sách mang tự đề “Poseidon: China"s Secret Salvage of Britain"s Lost Submarine” (Tạm dịch: Tàu ngầm Poseidon: Cuộc trục vớt bí mật của Trung Quốc chiếc tàu ngầm bị mất của Anh) đã được ra mắt vào tháng này.
“Khi bạn bắt đầu một điều gì tương tự như câu chuyện này, bạn nói tôi sẽ bắt đầu ở điểm A rồi kết thúc ở điểm B. Rồi đột nhiên bạn nhận ra điểm B không tồn tại, vì vậy bạn phải đi tới điểm C”, Schwankert cho hay. “Thách thức không phải là tìm thấy bản thân chiếc tàu ngầm, mà là chứng minh câu chuyện về cuộc trục vớt là đúng”.
Mặc dù Schwankert không bao giờ tìm ra được lý do chính xác đằng sau cuộc trục vớt, nhưng ông đưa ra một vài dự đoán. Có thể là lưới đánh cá vô tình quét phải chiếc tàu ngầm. Cũng có thể Trung Quốc, trong thời kỳ cao trào của Cách mạng Văn hóa, cần sắt vụn. Hoặc cũng có thể các lực lượng đặc nhiệm hải quân Trung Quốc trục vớt tàu là để tập luyện.
“Năm 1972, chương trình tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mới chỉ đang được khởi động”, ông cho hay. “Nếu bạn có một chương trình như vậy, một trong những điều đầu tiên cần phải biết là: Khi mất một chiếc tàu ngầm, liệu chúng ta có thể trục vớt được nó?”
Mặc dù 31 thủy thủ trên tàu ngầm Poseidon nỗ lực thoát ra ngoài trước khi tàu đắm nhưng 26 thủy đã bị mắc kẹt trong tàu. 8 người bị mắc kẹt trong phòng ngư lôi và 1 giờ sau, họ dùng dụng cụ lặn để thoát lên trên mặt nước. Và đây là lần đầu tiên, các thủy thủ tàu ngầm dùng bình khí để thoát ra khỏi tàu ngầm khi gặp nạn, thay vì làm theo chỉ dẫn là đợi người tới giúp đỡ. 5 người trong số họ đã sống sót.
Sự việc đã được đăng tải trên trang nhất của tờ New York Times khi đó, là nguồn cảm hứng cho một cuốn phim truyện và đã thay đổi một số quy định hàng hải. Hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu thiết kế thêm các phòng thoát hiểm cho tàu ngầm và mở rộng nghiên cứu giảm áp.
Schwankert lần đầu tiên được biết về Poseidon khi đang lên kế hoạch cho một chuyến thám hiểm dưới nước, nhằm tìm hiểu các tàu thuyền bị đắm trong cuộc chiến Nhật-Trung 1884-1885.
Ông đã bị thu hút bởi thông tin mập mờ về Poseidon và các bức ảnh ông tìm thấy trên mạng, cho rằng xác của tàu vẫn nằm dưới lòng biển gần cảng Weihai, tỉnh Sơn Đông. Nhưng sau 1 năm điều tra, ông bắt đầu cảm thấy nghi ngờ.
Sau khi miệt mài tra cứu Google bằng tiếng Trung, Schwankert bắt đầu tìm thấy các bài báo đề cập đến cuộc trục vớt, trong đó có một trang web của Sở trục vớt Thượng Hải. Trên một diễn đàn mạng, ông tìm thấy lời kể của một người đàn ông tận mắt chứng kiến xác tàu được kéo vào bờ khi đang bơi ngoài biển.
Sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận tàu ngầm đã được trục vớt. Nhưng không một thông tin nào thêm được cung cấp. “Một số người gợi ý tôi nên ra ngoài đó và xem xét hiện trường. Tôi đã hỏi làm sao tôi làm được điều đó? Tất cả mọi thứ đều cho thấy họ đã trục vớt toàn bộ con tàu”, ông cho hay.
Theo Vũ Quý
Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.