Trừng phạt Rosatom nguy cơ đánh bật trụ cột cuối cùng của châu Âu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom vẫn nằm ngoài các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu.

Trừng phạt Rosatom nguy cơ đánh bật trụ cột cuối cùng của châu Âu

Một nguồn tin của hãng thông tấn Mỹ CNN mới đây cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đưa Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom của Nga vào gói trừng phạt thứ 11.

Trước diễn biến trên, Nhà kinh tế học Dmitry Adamidov trên sóng của Tập đoàn Truyền thông Patriot đã nói về lý do tại sao EU quyết định thay đổi ý định trừng phạt Rosatom.

Vị chuyên gia cũng cho biết các biện pháp trừng phạt chống lại tập đoàn sẽ quay trở lại "ám ảnh" châu Âu như thế nào.

“Ví dụ điển hình là nước Pháp - những người phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hạt nhân của Nga đương nhiên sẽ phải gánh chịu hậu quả từ một quyết định như vậy. Hoặc họ phải cố gắng tìm nguồn cung cấp ở nơi khác, hoặc thay thế chúng bằng năng lượng xanh, càng nhiều càng tốt".

Châu Âu không dám tung đòn trừng phạt Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga.

Châu Âu không dám tung đòn trừng phạt Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga.

Theo ý kiến của ông Adamidov, các biện pháp trừng phạt vẫn được đưa ra bởi những quan chức khá xa rời cuộc sống thực tế.

Ở Pháp, năng lượng hạt nhân chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Do vậy quốc gia này ít bị ảnh hưởng hơn những quốc gia khác do những biến động trong chính sách năng lượng (dầu và khí đốt).

Tuy nhiên trong trường hợp Rosatom bị trừng phạt, trụ cột cuối cùng sẽ bị đánh bật khỏi châu Âu.

“Sau đó, cuộc khủng hoảng sẽ trở nên rõ rệt và nổi bật hơn. Giá của tất cả các nguồn năng lượng khác sẽ liên tục nhảy vọt một cách khó lường và gây ra hậu quả nặng nề”, nhà kinh tế học người Nga tổng kết.

Theo PolitExpert

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ